Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc có con riêng với người khác khi đang có vợ/chồng không còn là một việc quá xa lạ trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là khi vợ/chồng mất; thì người con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không? là một câu hỏi to đùng mà cần có lời giải đáp; để có thể bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ là con ngoài giá thú.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Con riêng là gì?
Con riêng là người con được sinh ra khi bố mẹ chưa hoặc không tiến hành đăng ký kết hôn. Con riêng còn được gọi với cái tên là con ngoài giá thú.
Con riêng có quyền nhận lại cha mẹ ruột; và cha mẹ có quyền nhận lại con ngoài giá thú của mình. Điều này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 90. Quyền nhận cha mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ; chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu (ký hiệu là HK08) được dùng để cấp cho hộ gia đình; hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú. Mỗi sổ hộ khẩu được dùng cho 01 hộ gia đình; hoặc cá nhân.
Trong các trang hộ khẩu ghi nhận các thông tin cá nhân của những người có quan hệ với chủ hộ; và những người sống trong hộ đó như: Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột.
Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú hiện hành; việc sử dụng Sổ hộ khẩu có sự thay đổi lớn như sau:
– Từ ngày 01/7/2021:
- Sẽ tiến hành thu hồi Sổ hộ khẩu trong các trường hợp có thay đổi thông tin;
- Sẽ không tiến hành cấp mới Sổ hộ khẩu cho người nộp đơn yêu cầu;
- Những sổ hộ khẩu đã cấp trước đó đã và đang sử dụng vẫn được sử dụng;
– Từ ngày 01/01/2023: Chính thức toàn bộ Sổ hộ khẩu trên phạm vi cả nước sẽ không còn giá trị sử dụng nữa.
Di sản do người mất để lại được chia như thế nào?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản được định nghĩa như sau:
Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Khi một người mất đi; thì di sản mà họ để lại có thể được những thừa kế của họ hưởng. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; hoặc sinh ra; và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân; thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Những người có khả năng thừa kế:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết ;mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết; mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản của người mất để lại có thể chia theo di chúc hoặc theo pháp luật (trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu). Những người thừa kế cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế; nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp người thừa kế sẽ được hưởng di sản của người mất để lại mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định như sau:
– Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Lưu ý việc thừa kế này; không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự.
Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không?
Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không? Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không sẽ được trả lời như sau:
– Việc có mặt trong hộ khẩu của người mất không quyết định việc họ có được hưởng di sản hay không. Mà quan trọng là họ có thuộc trường hợp được hưởng di sản của người mất để lại hay không mà thôi (tức đang ám chỉ họ có phải là con của người đã mất được pháp luật Việt Nam ghi nhận.
– Việc có mặt trong hộ khẩu của người mất không quyết định việc họ có được hưởng di sản hay không. Mà quan trọng là họ có thuộc trường hợp được hưởng di sản của người mất để lại hay không mà thôi (tức đang ám chỉ họ có phải là con của người đã mất được pháp luật Việt Nam ghi nhận).
- Trường hợp có sự ghi nhận cha/mẹ của họ là người đã mất: Thì họ hoàn toàn có quyền nhận được phần di sản do người mất để lại (kể cả họ không có phần chia trong di chúc thì theo pháp luật họ vẫn có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo di chúc).
- Trường hợp không có sự ghi nhận cha/mẹ của họ là người đã mất: Thì tỉ lệ họ có được thừa kế di sản được chia là 50/50. Tại sao lại nói vậy:
+ Nếu họ được những người thừa kế khác thừa nhận và chấp nhận cho họ được hưởng di sản thông qua thoả thuận thì người con riêng của người mất sẽ được hưởng di sản.
+ Nếu họ không được những người thừa kế khác thừa nhận và chấp nhận thì cần thực hiện những bước sau để có khả năng được hưởng di sản do người mất để lại.
Theo quy định pháp luật mà chúng tôi đã nói con cái có quyền nhận lại cha mẹ của mình kể cả họ đã chết. Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
Điều 92. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết
Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
Trong trường hợp này, do xác định là cha mẹ không phải là cha/mẹ của họ theo quy định của pháp luật; nên để được công nhận người mất là cha mẹ của họ; thì họ phải gửi đơn tại Toà án nhân dân cấp Huyện nơi người mất sinh sống; cư trú cuối cùng để gửi đơn yêu cầu xác nhận cha mẹ con. Nếu sau đó HĐXX ra quyết định:
* Công nhận cha mẹ con: Thì về mặt pháp luật có quyền được hưởng di sản do người mất để lại. Trong trường hợp họ không được những người thừa kế chấp nhận chia thừa kế; thì họ có thể nộp đơn khởi kiện về một vụ án dân sự về “tranh chấp di sản thừa kế”; để có thể được hưởng đúng phần di sản mà đáng ra mình được hưởng.
* Không công nhận cha mẹ con: Thì họ sẽ không có quyền hưởng di sản do người mất để lại.
Như vậy không phải lúc nào con riêng không có trong hộ khẩu cũng được được chia tài sản thừa kế. Và không phải cứ nói mình là con riêng của ngươi mất thì sẽ được chia di sản; hay dành quyền hưởng di sản của người khác. Việc có được quyền hưởng di sản thừa kế của người mất cho con riêng của họ là cả một quá trình dài và rất gian truân; trước mắt có thể là thoả thuận cá nhân; nhưng nếu không được thì phải nhờ đến Toà án giải quyết. Cho nên để con riêng được hưởng di sản của người mất không phải là chuyện đơn giản.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hồ sơ trích lục bản đồ địa chính; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được quy định như sau:
– Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự.
Câu trả lời là có thể. Nếu con nuôi là con của người đã mất được pháp luật Việt Nam ghi nhận việc nuôi con nuôi nên sẽ được hưởng di sản thừa kế. Thì con nuôi sẽ được hưởng di chúc. Tuy nhiên nếu con nuôi chỉ là nói miệng thì sẽ không được gọi là con nuôi theo quy định của pháp luật nên sẽ không được hưởng di sản thừa kế.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.