“Xin chào luật sư. Chồng tôi đã mất cách đây 10 năm. Tôi kết hôn với một người đàn ông khác vào năm ngoái. Con trai của tôi với chồng cũ và con gái của chồng mới hiện tại có quan hệ tình cảm với nhau và muốn đi tới hôn nhân. Vậy trường hợp con tôi kết hôn có vi phạm pháp luật hay không? Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện kết hôn
Theo Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình, điều kiện kết hôn được quy định như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy việc kết hôn chỉ được thừa nhận khi hai bên không cùng giới tính trong giấy khai sinh. Vậy hôn nhân đồng giới tại Việt Nam chưa được pháp luật công nhận.
Các hành vi kết hôn bị cấm theo quy định
Điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 quy định về việc Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Các hành vi kết hôn bị cấm như sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không?
Căn cứ phân tích ở trên, con riêng của vợ và con riêng của chồng không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, hai người hoàn toàn được phép kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Do nam nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không phải kết hôn giả tạo, không phải tảo hôn, không bị cưỡng ép, cản trở kết hôn…
Lúc này, hai người có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã của một trong hai để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lưu ý rằng, cả hai phải tự mình đăng ký mà không thể ủy quyền cho người khác.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.
Trong đó, quy định mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:
Tảo hôn, tổ chức tảo hôn
- Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn.
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Vi phạm quy định về sinh con Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về giám hộ
- Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi; Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về nuôi con nuôi
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước.
- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
- Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 62.
- Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
Vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sau:
- Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động.
- Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật; không lập, quản lý hoặc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định. 6.3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. 6.4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
- Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật.
- Cho tổ chức khác thuê, mượn giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài.
- Sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài khác. 6.5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi
Hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Mới đăng ký kết hôn có hủy được không?
- Giấy đăng ký kết hôn bị sai thông tin xử lý sao?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại trong Bộ luật dân sự 2015 và cả Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không có quy định, hay khái niệm cụ thể con ngoài giá thú là như thế nào? Nhưng con ngoài giá thú có thể được hiểu là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân, cả hai còn độc thân và chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Cũng có thể, con ngoài giá thú được hiểu là con sinh ra khi một bên đang độc thân còn một bên là chưa có đã có hôn nhân hợp pháp với người khác.
Câu trả lời là không. Pháp luật hiện nay nghiêm cấm thực hiện việc kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) đối với hành vi vi phạm; Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; Đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài vi phạm nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Đình chỉ hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.