Thừa kế là việc người còn sống thừa hưởng những tài sản mà người chết để lại. Thông thường thì nếu bố mẹ chết thì con cái sẽ được hưởng thừa kế. Vậy, nếu con gái chết bố mẹ có được hưởng thừa kế không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Quyền thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu cơ bản là việc người hiện đang còn sống được thừa hưởng, kế nhiệm tài sản và quyền sở hữu tài sản của người đã chết để lại. Vậy dưới góc nhìn của pháp luật thì thừa kế được định nghĩa ra sao? Thừa kế dưới định nghĩa của pháp luật được hiểu là sự chuyển dịch về quyền sử hữu tài sản từ người đã qua đời chuyển sang cho người còn sồng dưới hình thức là để lại di chúc hoặc theo pháp luật quy định khi người này mất đi.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế được pháp luật các nước trên thới giới công nhận. Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau : quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân và quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản. Do đó các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, về đối tượng của quyền thừa kế:
Về đối tượng của quyền thừa kế dưới góc độ pháp luật được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền tài sản của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Vậy tài sản được nhắc tới ở đây được hiểu là bao gồm những gì? Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật, là tiền, là giấy tờ có giá và là quyền tài sản. Tài sản được nhắc tới ở đây bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện đã có và tài sản hiện chưa có sẽ được hình thành trong tương lai.
Thứ hai, về chủ thể của quyền thừa kế:
Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.
Vấn đề thứ nhất đặt ra là quyền thừa kế của người để lại di sản:
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội … đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật Việt Nam bảo về quyền thừa kế của người lập di chúc dưới hai hình thức: thông qua di chúc để lại trước khi qua đời hoặc theo quy định cụ thể của pháp luật trong trường hợp không có di chúc để lại.
Trong trường hợp có di chúc của người qua đời để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc. Chia cho những ai? Di sản chia là gì? Và chia cho bao nhiêu? Việc phân chia này vừa thể hiện sự tôn trọng di nguyện của người đã khuất vừa là phương thức giải quyết di sản một cách công bằng nhất tránh việc tranh chấp không đáng có xảy ra về sau khi.
Trong trường hợp người đã chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.
Vấn đề thứ hai đặt ra là Quyền thừa kế của người nhận di sản:
Căn cứ vào việc người chết có để lại di chúc hay không thì người nhận di sản cũng được chia thành hai trường hợp: thứ nhất là người nhận di sản theo di chúc và thứ hai là người nhận di sản theo pháp luật. Mọi cá nhân đều có quyền thừa kế và nhận di sản trong trường hợp mình thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc nhận di sản theo di chúc.
Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản mà di chúc đã ghi lại.
Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được.
Bên cạnh đó người có quyền thừa kế là người nhận di sản cũng có quyền từ chối nhận phần di sản của mình dù là trong trường hợp nhận di sản theo pháp luật hay nhận di sản theo di chúc nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015.
Đặc điểm của pháp luật thừa kế
- Pháp luật về thừa kế ra đời từ rất sớm.
Pháp luật về thừa kế đã có từ thời La Mã cổ đại, pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này được khắc trên phiến đá để mọi người cùng hiểu và làm theo.
Ở nước ta, đa số các sử gia và các nhà luật học đều nhất trí rằng: “pháp luật nước ta đã có từ trước thời Lê và đã được điển chế đến thời Lý, Trần.” như vậy, pháp luật về thừa kế đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và trở thành một chế định quan trọng của pháp luật thời bấy giờ. Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế ở những thời kỳ này chỉ bảo vệ cho giai cấp thống trị, duy trì quyền sở hữu của người có của cải.
- Pháp luật về thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về quyền sở hữu
Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế mà có mầm mống và xuất hiện ngay từ thời sơ khai của xã hội loài người, cùng tồn tại song song trong mọi hình thức kinh tế – xã hội.
Pháp luật về thừa kế và pháp luật về quyền sở hữu có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Qua việc quy định các hình thức sở hữu tài sản của cá nhân và từ đó pháp luật quy định cho họ những quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Hay nói cách khác, pháp luật về sở hữu là cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật về thừa kế.
- Pháp luật về thừa kế tập trung chủ yếu trong Bộ luật dân sự, ngoài ra còn được quy định ở một số văn bản liên quan.
Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của Bộ luật Dân sự, như đều xuất phát từ quan hệ tài sản, đều phản ánh một cách sinh động phong tục, tập quán của người Việt Nam, là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm sự bình đẳng, tự nguyện và an toàn pháp lý của các chủ thể, đáp ứng nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần của các thành viên trong xã hội…
Do đó, đa số các quy phạm pháp luật về thừa kế được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, do quan hệ thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với các quan hệ về sở hữu, quan hệ đất đai, quan hệ hôn nhân huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,… cho nên các quy định pháp luật về thừa kế còn được quy định rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật đầu tư,…
- Pháp luật về thừa kế được quy định tương đối toàn diện và có kết cấu chặt chẽ.
Khi xây dựng pháp luật về thừa kế chúng ta đã học tập nhiều kinh nghiệm của cha ông và các nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Pháp, Đức… vì vậy, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam tương đối toàn diện và có cấu trúc chặt chẽ.
Con gái chết bố mẹ có được hưởng thừa kế không?
Trường hợp 1: Thừa kế khi có di chúc
Theo quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 624 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 634 của bộ luật này:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Căn cứ theo quy định trên thì trong trường hợp con trai bác để lại di chúc, phải xem xét báccó được hưởng di sản hay không. Trường hợp bác không được con trai mình cho hưởng di sản theo di chúc thì theo quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự, bác vẫn sẽ được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 2: thừa kế khi người chết không để lại di chúc
Nếu con gái mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo trình tự như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, nếu con gái chết thì bố mẹ hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thuế thừa kế đất ở Việt Nam
- Phí thừa kế quyền sử dụng đất
- Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Cháu nội có được hưởng thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Con gái chết bố mẹ có được hưởng thừa kế không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, Đổi tên căn cước công dân, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty, trích lục khai tử bản chính, đăng ký lại giấy khai sinh, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.
Tuy nhiên, không phải trường hợp con nuôi nào cũng được pháp luật công nhận và được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nếu người thừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại.
Đồng thời, người từ chối nhận di sản cần phải thực hiện các bước thủ tục theo luật định tại khoản 2, 3 điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, theo như quy định này thì việc từ chối nhận di sản của người thừa kế phải được lập thành văn bản gửi cho người cùng thừa kế. Sau đó, người tiến hành chia di sản và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn từ chối nhận di sản của người thừa kế phải là 6 tháng, kể từ ngày người tiến hành chia di sản mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Thừa kế cho người chưa đủ 18 tuổi là việc chia thừa kế cho người chưa thành niên.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, con chưa thành niên thì vẫn được phép hưởng di sản thừa kế khi người chết để lại di chúc hoặc người chết không để lại di chúc (thừa kế theo pháp luật).