Chào luật sư, mới đây tôi đọc báo thấy vụ người con bị tâm thần ra tay giết hại dã man với chính cha của mình. Tôi có một thắc mắc là Con bị tâm thần sát hại cha đẻ có bị tù không? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây nhé
Ngày 24-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã thụ lý, điều tra vụ án mạng khiến một người tử vong xảy ra tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa. Theo thông tin ban đầu từ Công an huyện Định Hóa, khoảng 16h20 ngày 23-5, đơn vị nhận được tin báo từ người dân về việc ông L. (60 tuổi, ở xã Thanh Định) bị sát hại. Tại hiện trường, nạn nhân được xác định tử vong với nhiều vết thương ở phần đầu.
Lực lượng công an đã khẩn trương xác minh, truy xét, bắt giữ nghi phạm Nguyễn Văn Long (con đẻ ông L.) và thu giữ hung khí gây án. Nguyên nhân ban đầu được xác định do Long uống rượu say rồi dùng gây gỗ đánh ông L. tử vong. Thông tin từ chính quyền địa phương cho biết thêm, Long có biểu hiện tâm lý không bình thường. Hiện vụ án đang được Công an tỉnh Thái Nguyên tiếp tục điều tra làm rõ.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Không có năng lực trách nhiệm hình sự có bị đi tù không?
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở phân tích Điều 21 trên đây ta có thể thấy:
– Trường hợp 1: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu TNHS đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.
– Trường hợp 2: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vấn đề TNHS vẫn được đặt ra.
– Trường hợp 3: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn chịu TNHS bình thường đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.
Do đó, người bị mắc bệnh tâm thần vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện khi họ rơi vào trường hợp 2 và trường hợp 3 như đã phân tích ở trên.
Con bị tâm thần sát hại cha đẻ có bị tù không?
Vụ việc trên đang được xác minh làm rõ. Vì vậy chúng tôi giả sử 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Trường hợp người con bị tâm thần
Nếu những thông tin báo chí đưa là đúng thì Long là con đẻ của L có biểu hiện tâm lý không bình thường, ở trường hợp xấu nhất nếu có giám định anh Long có triệu chứng không làm chủ hành vi đủ yếu tố để xác định vào diện bệnh tâm thần theo kết quả giám định tâm thần thì sẽ không phải chịu TNHS bởi Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh; yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.
Trường hợp thứ 2: Người con không bị tâm thần
Do anh Long uống rượu say không kiểm soát được bản thân gây ra ảo giác rồi dẫn tới hành vi phạm tội là giết hại chính cha đẻ của mình thì khi này sẽ bị truy tố về tội giết người.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
Với quy định trên anh Long sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với tình tiết định khung tăng nặng theo điểm đ khoản 1 điều 123 BLHS 2015: ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý; hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Con bị tâm thần sát hại cha đẻ có bị tù không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Con bị tâm thần sát hại cha đẻ có bị tù không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là:
– Phạm tội trong một sự kiện bất ngờ
– Phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
– Trong trường hợp phòng vệ chính đáng
– Trong trường hợp là tình thế cấp thiết
căn cứ vào Điều 124 Bộ luật Hình sự:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.“