“Xin chào luật sư. Tôi chưa hiểu rõ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ích gì cho người dân? Các thông tin của công dân được thu thập trên cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những nội dung gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
Khoản 4, khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về khái niệm này như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[…] 4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. […]”
Các thông tin của công dân được thu thập trên cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020 quy định như sau:
“Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.”
Như vậy, để tiện cho việc quản lý của cơ quan chức năng và nhà nước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ cập nhập những thông tin cơ bản của của công dân như đã nêu trên.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân có liên kết với nhau không?
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 cũng đã quy định cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Và căn cứ theo Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như sau:
“Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành
1. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, chỉnh sửa, sử dụng thông tin, lộ trình kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.”
Bên cạnh đó, các quy định tại Chương III Luật Căn cước công dân 2014 thể hiện rõ sự liên kết giữa dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân.
Có thể bạn quan tâm
- Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?
- Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định hiện hành
- Kiến nghị đề xuất của Công an xã chính quy như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Từ năm 2015, Chính phủ đã có Quyết định 714/QĐ-TTg ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Có 6 Cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai gồm có:
– Cơ sở dữ liệu quốc giaa về dân cư;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia thống kê tổng hợp về dân số;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính;
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Chính phủ đã yêu cầu đối với số thuê bao mới phát sinh từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 phải thực hiện xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hạn chế tình trạng sim rác.
Các thông tin của công dân được thu thập trên cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những nội dung quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020. Theo đó cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ cập nhật những thông tin cần thiết để tiện cho việc quản lý của cơ quan chức năng và nhà nước chứ không cập nhập toàn bộ thông tin bí mật cá nhân của mỗi công dân.