Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Vậy có những cơ quan nào thược Chính phủ? Pháp luật quy định về cơ quan thuộc Chính phủ như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật tổ chức Chính phủ
- Nghị định 10/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức Chính phủ 2015, sửa đổi 2019; quy định như sau:
Điều 42. Cơ quan thuộc Chính phủ
1, Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Như vậy, theo quy định trên, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập; có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thuộc Chính phủ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thuộc Chính phủ được quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch
Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch; Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao
Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao; Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;
Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Về hợp tác quốc tế
Về hợp tác quốc tế, Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Đề xuất việc ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;
Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về chế độ thông tin, báo cáo
Về chế độ thông tin, báo cáo; Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức bộ máy
Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc; vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp:
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan;
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị trực thuộc;
Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; cách chức cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức; đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Xây dựng Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp; để xác định số lượng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hàng năm của cơ quan gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật;
Quản lý vị trí việc làm và số lượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan theo quy định của pháp luật;
Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan;
Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật; và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về quản lý tài chính, tài sản
Về quản lý tài chính, tài sản; Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm của cơ quan; để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của cơ quan trong lĩnh vực được giao;
Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.
Ngoài ra, Cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 10/2016/NĐ-CP; quy định cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính Phủ; gồm: Ban; Văn phòng; Các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc (nếu có).
Theo đó, ban; Văn phòng; Các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc hoạt động theo chế độ thủ trưởng; không có con dấu riêng; có thể có phòng trực thuộc.
Văn phòng trong cơ quan thuộc Chính phủ có con dấu riêng; cơ cấu tổ chức của Văn phòng có phòng hoặc đội.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu các ban; Văn phòng; Các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc không quá 03 người. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức trực thuộc có tên gọi khác; Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Điều kiện tự ứng cử làm Đại biểu Quốc Hội
Câu hỏi thường gặp
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành; lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng; thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu. Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia. Kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.