Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là tôi gai đình toi có được nhà nước giao đất rừng sử dụng, đất này được xác định là đất rừng tự nhiên, nay gia đình tôi muốn thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất này. Tôi thắc mắc rằng khi muốn chuyển mục đích sử dụng rừng thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Và cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Muốn chuyển mục đích sử dụng rừng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
– Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên?
Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có quy định vể thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Thầm quyền của Quốc hội
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
b) Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là thành phần trong hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc pháp luật về đầu tư, gồm: Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), báo cáo về sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
c) Dự án có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; trường hợp chưa có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 41 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
Thẩm quyền của Chính phủ
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Thủ tướng Chính phủ:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
đ) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ.
Theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017:
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Do đó, tùy vào tùy vào loại rừng mà việc chuyển mục đích sử dụng rừng sẽ thuộc thẩm quyền khác nhau. Cao nhất là thẩm quyền thuộc Quốc hội
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng có cần trồng rừng thay thế không?
Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
– Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
– Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về cách tra cứu quy hoạch thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ quan nào cấp sổ đỏ lần đầu theo QĐ 2022?
- Hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu cần nắm rõ
- Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu
Câu hỏi thường gặp:
Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thu hồi rừng như sau:
– Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
+ Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
+ Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
+ Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
+ Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
+ Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
+ Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
– Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Rừng tự nhiên: giàu thành phần loài, nhiều tầng tán, nhiều động vật sinh sống.
Pháp luật quy định về chế độ sử dụng đất rừng đối với từng loại rừng là khác nhau, đối với rừng tự nhiên sẽ có chế độ riêng và yêu cầu sử dụng và khai thác cũng được quy định cụ thể, những cá nhân hay hộ gia đình được giao sử dụng rừng tự nhiên cần quản lý và phát triển cũng như khai thác theo đúng quy định để tránh vì lợi ích cá nhân làm tổn hại đến rừng tự nhiên gây ra những tác động xấu cho con người.