Hành pháp là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sức mạnh của hệ thống pháp luật. Cơ quan hành pháp ở Việt Nam được phân thành nhiều cấp và nhiều lĩnh vực đảm bảo hoạt động hiệu quả. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những cơ quan nào theo quy định hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Là cơ quan nhà nước, thực hiện chức năng giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội bằng quyền lực nhà nước.
Trong tố tụng hình sự, gồm các cơ quan sau: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong tố tụng dân sự và hành chính thì không có cơ quan điều tra mà chỉ có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng.
Quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập, không bị phụ thuộc và không phải xin ý kiến của cá nhân, cơ quan và tổ chức nào khác.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
Là cơ quan THTT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định góp phần phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là các cơ quan quản lý nhà nước, được tiến hành một số hoạt động điều tra trong một thời gian nhất định đối với tội phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản lý, sau đó chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết tiếp vụ án.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng: Là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con người, không bỏ lột tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở và phạm vi của pháp luật tố tụng hình sự.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: là cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định góp phần phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan không có chức năng chính tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự, nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an nhân dân, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Quân đội nhân dân.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, giải thể công ty hợp danh…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con người, không bỏ lột tội phạm,
Có. Toà án là cơ quan tư pháp có chức năng xét xử các vụ án trên thực tế trong các lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính.