Ban hành pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức nhà nước khi được trao quyền. Việc ban hành như vậy để phân định từng công việc, chuyên môn cụ thể của các cơ quan, ban ngành. Tại bất cứ quốc gia nào thì việc lập ra các cơ quan ban hành pháp luật đều là điều hệ trọng. Vậy nên để biết về cơ quan ban hành pháp luật và thẩm quyền ban hành của nó, mời bạn đọc đến với Luật sư X tìm hiểu rõ hơn:
Cơ quan ban hành pháp luật là cơ quan nào?
Mỗi cơ quan nhà nước đều sẽ có những trọng trách riêng biệt. Mỗi cơ quan sẽ như một mắt xích trong bộ máy nhà nước góp phần không nhỏ để xây dựng đất nước. Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm chính là cơ quan ban hành pháp luật?
Ở hầu hết các quốc gia, nhiệm vụ chính của cơ quan lập pháp là thẩm tra, xem xét và thông qua luật. Các luật được Quốc hội thông qua đều do cơ quan hành pháp trình, thường là do chính Bộ trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo sẽ trình. Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật. Đối với các nước có Thượng viện và Hạ viện, dự thảo luật phải được cả hai viện đồng ý thông qua trước khi gửi nguyên thủ quốc gia ký.
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng trình dự luật ra Nghị viện và chịu trách nhiệm đối với dự luật. Các Bộ trưởng sẽ bảo trợ cho dự án luật được thông qua trong từng công đoạn của quy trình lập pháp tại Nghị viện. Các bộ đồng thời được ủy quyền trong từng luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật và chịu trách nhiệm thực thi các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Nhiều nước quy định Chính phủ được ủy quyền ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật và tổ chức thi hành pháp luật. Với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp ngoài việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật còn có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, quy chế) để tổ chức việc thi hành luật. Các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ chỉ là văn bản hướng dẫn để chấp hành và thi hành luật nên phải căn cứ vào Luật và nội dung quy định phải trong phạm vi luật cho phép. Các văn bản này tồn tại vì nội dung của luật trong nhiều trường hợp không thể quy định chi tiết bởi chúng đòi hỏi những chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn khả năng của cơ quan lập pháp.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp luật
Ban hành pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật,…đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.
Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật riêng như luật khác pháp lệnh, pháp lệnh khác nghị định của Chính phủ, khác thông tư của các bộ, ngành…
Cơ quan nhà nước (chủ thể ban hành) | Văn bản quy phạm pháp luật |
Quốc hội | Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết |
Ủy ban thường vụ quốc hội | Nghị quyêt liên tịch, nghị quyết, pháp lệnh |
Chính phủ | Nghị quyết liên tịch, nghị định |
Chủ tịch nước | Lệnh, quyết định |
Thủ tướng | Quyết định |
Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư,Thông tư liên tịch |
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao | Thông tư, thông tư liên tịch |
Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Thông tư, thông tư liên tịch |
Tổng kiểm toán nhà nước | Quyết định |
Hội đồng nhân dân | Nghị quyết |
Uỷ ban nhân dân | Quyết định |
Đặc điểm văn bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền
Về nội dung: Là các quy tắc xử sự chung, mang tính chất bắt buộc chung phải thực hiện.
Về đối tượng áp dụng: Tùy thuộc vào phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản pháp luật mà có đối tượng điều chỉnh là các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác nhau có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và bắt đầu có hiệu lực.
Về phạm vi điều chỉnh: Có thể là trên cả nước, toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc cũng có thể chỉ có hiệu lực điều chỉnh trong phạm vi một hay một số đơn vị hành chính nhất định nào đó.
Về thẩm quyền ban hành: Là các cơ quan nhà nước nói chung và một số người cụ thể có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
Những văn bản quy phạm pháp luật này thì sẽ được đảm bảo thực hiện dựa trên chính quyền lực và sức mạnh của Nhà nước.
Mời bạn xem thêm
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định
- Văn phòng công chứng là gì? Quy định pháp luật về văn phòng công chứng
- Giấy xác nhận công tác tại cơ quan nhà nước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan ban hành pháp luật là cơ quan nào”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mã số thuế cá nhân tra cứu, tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.