Hoạt động kế toán là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức khác. Việc kế toán sẽ được kế toán viên thực hiện theo các kỳ, sẽ gồm có các loại kỳ kế toán như kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán quý và kỳ tế toán năm. Để hiểu rõ hơn về kỳ kế tán, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết ” Có mấy kỳ kế toán năm” của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi biết thêm một vài thông tin về các kỳ kế toán theo quy định của pháp luật được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Kỳ kế toán là gì?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật kế toán năm 2015 thì: Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Trong đó:
– Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị sau đây, có lập báo cáo tài chính:
+ Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
+ Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Kỳ kế toán được quy định như thế nào?
Kỳ kế toán được quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015 như sau:
* Quy định chung về kỳ kế toán
– Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
* Quy định về kỳ kế toán trong một số trường hợp đặc biệt
– Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung;
+ Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung.
– Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
– Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Có mấy kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
– Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập
Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định.
– Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
– Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định.
Khi thay đổi kỳ kế toán cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 103 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán như sau:
Khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch, doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
– Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới, ví dụ:
Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm 2014 theo năm dương lịch. Năm 2015, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Trường hợp này, doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính riêng cho giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/3/2015.
– Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
– Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2015 và kết thúc ngày 31/3/2016, doanh nghiệp phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2014 đến 31/3/2015.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có mấy kỳ kế toán năm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo thương hiệu; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; tạm dừng công ty; đăng ký mã số thuế cá nhân; thông báo giải thể công ty; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Sổ hồng ghi sai thông tin phải xử lý thế nào?
- Biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện kiểm sát
- Tự ý lấy ảnh người khác bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
“Điều 12. Kỳ kế toán
[…]
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.”
Theo đó, Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng. Như vậy, kỳ kế toán năm đầu tiên có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo đó để tính thành một kỳ kế toán năm.
Thường có nhiều kỳ kế toán hiện đang hoạt động tại bất kỳ thời điểm nhất định nào. Ví dụ: một thực thể có thể đóng hồ sơ tài chính cho tháng 6. Điều này cho biết kỳ kế toán là tháng (tháng 6), mặc dù đơn vị cũng có thể muốn tổng hợp dữ liệu kế toán theo quý (từ tháng 4 đến tháng 6), nửa (tháng 1 đến tháng 6) và toàn bộ năm dương lịch.
Một năm dương lịch liên quan đến các kỳ kế toán cho biết một đơn vị bắt đầu tổng hợp các hồ sơ kế toán vào ngày đầu tiên của tháng 1 và sau đó dừng việc tích lũy dữ liệu vào ngày cuối cùng của tháng 12. Kỳ kế toán năm này mô phỏng theo chu kỳ lịch cơ bản 12 tháng. Một đơn vị cũng có thể chọn báo cáo dữ liệu tài chính thông qua việc sử dụng năm tài chính. Năm tài chính tùy ý đặt ngày bắt đầu của kỳ kế toán vào bất kỳ ngày nào và dữ liệu tài chính được tích lũy trong một năm kể từ ngày này. Ví dụ: năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.
Tính nhất quán
Các kỳ kế toán được thiết lập cho mục đích báo cáo và phân tích. Về lý thuyết, một đơn vị mong muốn có được sự nhất quán về tăng trưởng trong các kỳ kế toán để thể hiện sự ổn định và triển vọng về lợi nhuận dài hạn. Phương pháp kế toán ủng hộ lý thuyết này là phương pháp kế toán dồn tích.
Phương pháp kế toán dồn tích yêu cầu ghi sổ kế toán khi một sự kiện kinh tế xảy ra bất kể thời điểm của yếu tố tiền mặt của sự kiện đó. Ví dụ, phương pháp kế toán dồn tích yêu cầu khấu hao một tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó. Việc ghi nhận một khoản chi phí qua nhiều kỳ kế toán cho phép so sánh tương đối trong kỳ này thay vì báo cáo đầy đủ các khoản chi phí khi khoản mục đó đã được thanh toán.
Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc kế toán chính liên quan đến việc sử dụng kỳ kế toán là nguyên tắc phù hợp. Nguyên tắc phù hợp yêu cầu các chi phí phải được báo cáo trong kỳ kế toán mà chi phí đó đã phát sinh và tất cả doanh thu liên quan thu được từ khoản chi phí đó phải được báo cáo trong cùng kỳ kế toán. Ví dụ, kỳ báo cáo giá vốn hàng bán sẽ là kỳ báo cáo doanh thu cho cùng một loại hàng hóa.