Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay có rất nhiều vụ án liên quan về hối lộ được đưa ra ánh sáng khiến cho dư luận không khỏi bàn hoàng. Tuy nhiên đặc điểm chung của các vụ án này là chỉ có các bị cáo nhận hối lộ mà không có các bị cáo đưa hối lộ. Vậy câu hỏi đặt ra là có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo? trong các vụ án nhận – đưa hối lộ này hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam cần được giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
Bị cáo là gì?
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về định nghĩa bị cáo như sau: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017.
Quyền và nghĩa vụ của bị cáo?
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị cáo như sau:
– Bị cáo có những quyền:
- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Tham gia phiên tòa;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Bị cáo có những nghĩa vụ sau:
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Quy định về bắt tạm giam bị cáo theo quy định tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc bắt tạm giam bị cáo theo quy định tố tụng hình sự
– Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?
Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo? Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:
– Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử
Nếu rơi vào các trường hợp trên thì sẽ có quyền được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo; ngoài ra nếu không rơi vào các trường hợp trên thì theo quy định sẽ không được quyền xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo.
Bởi theo quy định thì bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trên; trước khi nghị án và tuyên án bị cáo có quyền nói lời sau cuối; bị cáo có thể trình bày về những vấn đề liên quan đến chính bản thân bị cáo hay vụ án; để hội đồng xét xử xem xét trong quá trình nghị án. Thông thường; bị cáo thường trình bày về hoàn cảnh nhân thân hoặc những lý do, tình tiết, những thông tin; chứng cứ có lợi cho mình để xin giảm nhẹ hình phạt hoặc có những biện pháp xử lý khác…
Bị cáo không bị hạn chế thời gian trình bày và trong khi bị cáo nói lời sau cùng; thì hội đồng xét xử không được đặt câu hỏi; nhưng hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không nhắc lại những vấn đề đã được xét hỏi; không được trình bày những vấn đề lan man; không rõ ràng, không có sự liên quan đến vụ án.
Nếu trong lời nói sau cùng; bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án; thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi; sau đó lại tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi. Việc xét hỏi được quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự 2015.
Khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về quyền của bị hại như sau:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
Như vậy, bị hại có quyền đề nghị hình phạt cho bị cáo, tuy nhiên việc định đoạt hình phạt dành cho bị cáo thuộc về thẩm quyền của Tòa án.
Căn cứ khoản 1 Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; quy định về kê biên tài sản của bị can, bị cáo như sau:
Điều 128. Kê biên tài sản
1, Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, không phải mọi bị can, bị cáo đều bị kê biên tài sản. Mà chỉ những bị can, bị cáo phạm tội có quy định hình phạt tiền; hoặc có thể bị tịch thu tài sản; hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; thì có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản.