Tặng cho tài sản là việc tặng tài sản của mình cho người khác. Theo đó, việc tặng cho do hai bên thỏa thuận hoặc từ một phía có ý muốn tặng cho, có thành lập văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy có được tặng cho đất nhưng không được bán không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng tặng cho là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“ Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và quyền sở hữu cho bên bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng đồng ý nhận.”
Theo đó, bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản là sự chuyển giao quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015 tài sản cho người khác.
Việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể tử thời điểm chuyển giao tài sản.
Điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất
Căn cứ tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ hai trường hợp:
Trường hợp tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013: Người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, tặng cho đất khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất và nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013: Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất khi không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng, tặng cho.
- Đất không có tranh chấp
- Trong thời hạn sử dụng
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Có được tặng cho đất nhưng không được bán không?
Tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Do đó, từ căn cứ trên việc cha tặng con tài sản và kèm theo điều kiện không được bán là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện không được bán có hiệu lực nếu giữa hai bên có thành lập văn bản thỏa thuận hoặc trong nội dung hợp đồng tặng cho (có công chứng, chứng thực) có quy định thêm điều khoản bắt buộc người nhận tài sản không được bán tài sản trong một thời hạn nhất định hoặc không xác định thời hạn và người nhận tài sản tặng cho phải tuân thủ điều kiện theo thỏa thuận (căn cứ khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015)
- Trường hợp thỏa thuận tặng cho có lập hợp đồng tặng cho tuy nhiên trong hợp đồng không có điều kiện không được bán mà việc thỏa thuận bằng lời nói (căn cứ khoản 1 Điều 119 BLDS 2015) thì người nhận tặng cho cũng phải tuân thủ. Nếu làm trái thỏa thuận người tặng cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho (căn cứ khoản 3 Điều 462 nêu trên). Bên cạnh đó, người tặng cho tài sản phải chứng minh được có giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói là sự thật và có chứng cứ xác thực thì mới đòi lại được tài sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp cha tặng cho con đất với điều kiện không được bán do đất của ông bà tổ tiên (không có quy định thời hạn).
Nhưng đến thời điểm người tặng cho không còn thì nghĩa vụ thực hiện đúng điều kiện tặng cho cũng không còn, vì theo quy định tại Bộ luật dân sự nêu rõ, chỉ người tặng cho mới có quyền đòi lại tài sản, nhưng người tặng cho không còn nên người nhận có thể được bán cho người khác.
Những người liên quan như anh, chị, em … trong gia đình không có quyền đồi lại tài sản, hay cấm cản.
Lưu ý: Đối với tài sản tặng cho là động sản có thành lập văn bản thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo tình pháp lý của giao dịch thì khuyến khích khi xác lập nên có công chứng, chứng thực.
Việc tặng cho tài sản có hiệu lực khi nào?
Đối với động sản: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đối với bất động sản: Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản (khoản 2 Điều 459)
Mời bạn xem thêm:
- Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mới
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có được tặng cho đất nhưng không được bán không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; giải thể công ty mới thành lập hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện ở đây là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Thời điểm phát sinh là trước hoặc sau khi tặng cho, cụ thể:
– Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.
– Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực, bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho.
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất.
Cụ thể, Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định 04 trường hợp không được (cấm) nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
– Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.