Đa số phần lớn dân số thế giới lái xe bên phải đường. Những chiếc ô tô đầu tiên được chế tạo cũng không bao giờ được thiết kế để lái bên trái, nhưng nhiều quốc gia vẫn quy định việc lái xe bên trái đường. Nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu tài xế lái xe bên trái, ví dụ: Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Malaysia, Australia . Quy định của Việt Nam là tay lái xe ô tô nằm ở bên trái hay còn gọi là tay lái thuận. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xuất hiện xe có tay lái bên phải hay còn gọi là tay lái nghịch. Vậy có được phép điều khiển xe ô tô tay lái nghịch tại Việt Nam không? Luật sư X sẽ giải đáp câu hỏi cho các bạn ở bài viết này nhé
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 80/2009/NĐ-CP
Cách gọi Lái xe bên Trái – Tay lái “Nghịch” tại Việt Nam
Từ thực tế loài người phần lớn có đến 90 phần trăm dân số thuận tay phải. Việc di chuyển bên trái được hình thành từ thời trung cổ của nhiều thế kỷ trước với chiến tranh liên miên. Thời vua Arthur (Anh Quốc), các hiệp sĩ, binh lính và công dân thường đeo kiếm, vũ khí bên trái mình và đi bên trái đường để bàn tay phải mạnh mẽ của họ được tự do rút ra thanh kiếm được nhanh nhất khi gặp nguy hiểm.
Việc đeo vỏ kiếm bên trái còn có tác dụng để tránh gây sát thương cho người khác đi ngang qua. Đây là một thói quen thường ngày nên sau này khi chiếc ô tô xuất hiện và được thiết kế chạy bên trái cũng là từ những thói quen tự nhiên đó. Ngày nay Anh Quốc và nhiều nơi trước đây là thuộc địa của Anh (như Hong Kong, Malaysia, Ấn Độ…) hoặc có cùng những nét tương đồng về kiếm trận (như Samurai Nhật Bản) đều quy định lái xe bên TRÁI đường (Left-Hand Driving). Xe tại những thị trường này có Vô lăng nằm bên Phải (Righ-Hand Drive), Việt Nam gọi là Tay lái “Nghịch”.
Cách gọi Lái xe bên Phải – Tay lái “Thuận” tại Việt Nam
Vậy thế việc lái xe bên Phải đường là bắt nguồn từ đâu ? Nó được cho có lẽ là từ cuộc cách mạng Pháp, nổi tiếng với Hoàng đế Napoleon Bonaparte, vị tướng tài ba của nước Pháp. Ông là người phản đối việc diễu hành binh mã bên trái còn vũ khí thì ở bên phải theo kiểu của vua Arthur (phương Bắc), do thế bất lợi về chiến lược khi tiến công. Vợ ông, Hoàng đế Pháp – Nữ hoàng Josephine Bonaparte (người theo hướng phương Nam) đã lệnh cho quân đội của Napoleon phải hành quân bên phải và cả dân thường ở các quốc gia Pháp chinh phục cũng phải làm điều tương tự. Vì vậy nhiều quốc gia thuộc địa Pháp trước kia (trong đó có Việt Nam), nay vẫn duy trì nguyên tắc lái xe trên đường về bên Phải.
Xe tại những thị trường này có Vô lăng nằm bên Trái (Left-Hand Drive), Việt Nam gọi là Tay lái “Thuận”.
Các nước sử dụng xe ô tô tay lái nghịch
Châu Á: Bangladesh, Bhutan, Indian, Indonesia, Hong Kong, JaPan, Macau, Nepal, Pakístan, Singapore, Sri Lanka,Thailand, Brunei, Malaysia
Châu Đại Dương: Australia, Fiji, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands.
Châu Phi: Botswana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, South Africa, Suriname, Swaziland, Tanzania, Tonga, Trinidad & Tobago, Rwanda, Zambia, Zimbabwe.
Châu Mỹ: Antigua & Barbuda, Bahamas, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts & Nevis, St. Lucia, US Virgin, Barbados, St. Vincent & Grenadines, Bermuda, Dominica
Châu Âu: Cyprus, Ireland và Northern Ireland, Malta, Scotland, Wales. Vùng lãnh thổ của Anh và vùng tự trị thuộc Anh: Anguilla, British Virgin, Cayman, Falkland, Isle of Man, Montserrat, St. Helena, Turks & Caicos.
Có được phép điều khiển xe ô tô tay lái nghịch tại Việt Nam không?
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2009/NĐ-CP quy định xe tay lái nghịch được phép tham gia giao thông tại Việt Nam phải là xe ôtô chở người, thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.
Có 5 điều kiện để xe ô tô có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, gồm: Xe ô tô chở người; xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài; xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực; người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Những chiếc xe này phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực. Đồng thời, người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển và có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải.
Việc lưu thông loại xe này phải căn cứ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam nêu rõ lý do phương tiện lưu thông tại Việt Nam. Công hàm gửi đến Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan này sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để quản lý loại phương tiện này.
Các thông tin về cửa khẩu nhập cảnh và xuất cảnh, cũng như tuyến đường đi của phương tiện cũng phải được nêu rõ trong văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải. Cơ quan Hải quan sẽ chịu trách nhiệm quản lý chính đối với thủ tục tạm nhập, tái xuất và xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý hải quan.
Ngoài ra, khi điều khiển phương tiện người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ đáp ứng các điều kiện nói trên cùng với giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam và chứng từ tạm nhập phương tiện.
Người lái xe phải tham gia giao thông theo đúng phạm vi và tuyến đường theo văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải, đi theo đoàn và có xe ôtô dẫn đường. Tổ chức, cá nhân đưa xe ôtô có tay lái nghịch vào tham gia giao thông tại Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe dẫn đường, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Tuy nhiên, trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại tại Việt Nam thêm không quá 10 ngày
Video Luật sư X giải đáp câu hỏi “Có được phép điều khiển xe ô tô tay lái nghịch tại Việt Nam không?”
Mời bạn xem thêm:
- Mua bán đất bằng giấy viết tay có đòi lại được không?
- Công chứng di chúc để lại đất cho con như thế nào?
- Mức phạt không có bằng lái xe máy là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Có được phép điều khiển xe ô tô tay lái nghịch tại Việt Nam không?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ ly hôn với người nước ngoài Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Tại Điều 65 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô, như sau:
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Đèn chiếu xa hay còn gọi là đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Căn cứ Khoản 12 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
+ Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Khoản 3 Điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.