Nhà chung cư thường sẽ được xây đồng bộ dựa theo kết cấu, thiết kế mà chủ đầu tư đã đưa ra từ trước. Về cơ bản, kết cấu của nhà chung cư đều sẽ giống nhau hoặc mang tính tương đối. Lựa chọn nhà chung cư là một lựa chọn đang được nhiều người đưa lên cân nhắc; bởi có nhiều ưu điểm hơn so với mua nhà đất. Tuy nhiên, do nhà chung cư thường sẽ theo kết cấu chung; không ít gia đình sau khi mua chung cư muốn tạo không gian riêng biệt cho ngôi nhà của mình. Nhưng việc sửa sang nhà cửa thường phải được sự đồng ý của bản quản lý. Vậy có được dỡ tường, thêm cửa trong chung cư không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Chào luật sư, tôi có mua một căn chung cư tại Hà Nội. Hiện tại tôi vẫn chưa nhận được sổ hồng; nhưng gia đình tôi mua một căn chung cư là 2 phòng ngủ 1 phòng khách. Trong khi đó tôi lại có 02 con và muốn sửa lại 1 phòng ngủ thành 2 phòng ngủ nhỏ hơn cho 2 con. Đồng thời phá vách ngăn giữa phòng bếp và phòng khách tạo không gian mở. Nhưng khi tôi nêu ra ý kiến với ban quản lý thì ban quản lý tỏ ra không đồng ý vì việc đó làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà. Vậy tôi có được dỡ tường thêm cửa trong chung cư không? Mong luật sư giải đáp.”
Căn cứ pháp lý
Có được dỡ tường, thêm cửa trong chung cư?
Sở hữu chung và sở hữu riêng trong chung cư
Sở hữu chung trong chung cư
Theo đó, trong chung cư thường sẽ được phân thành: phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng. Trong đó, phần sở hữu chung bao gồm:
- Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư.
- Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
- Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Sở hữu riêng trong chung cư
Và phần sở hữu riêng sẽ bao gồm:
- Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó.
- Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư.
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.
Có được dỡ tường, thêm cửa trong chung cư?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Nhà ở năm 2014; chủ sở hữu được quyền cải tạo lại nhà ở. Hay nói cách khác, phần sở hữu chung sẽ là phần không được tự ý thay đổi. Việc thay đổi phần chung sẽ phải được quyết định bởi hội nghị chung cư dưới sự tham vấn của ban quản lý chung cư. Còn phần sở hữu riêng sẽ là phần có thể thay đổi. Nhưng việc thay đổi cần sự đồng ý của ban quản lý chung cư.
Những lưu ý khi thay đổi kết cấu nhà ở chung cư
Mặc dù việc thay đổi kết cấu nhà ở chung cư là có thể; tuy nhiên; người sở hữu nhà ở chung cư vẫn phải đảm bảo những lưu ý sau:
Thứ nhất, xem xét về việc có thực sự cần thay đổi kết cấu nhà ở không? Bởi trên thực tế, việc thay đổi kết cấu nhà ở chung cư thường sẽ khó khăn hơn những nhà gắn liền với mặt đất. Khó khăn xuất phát từ đặc điểm của nhà chung cư thường đông đúc; sử dụng thang máy để di chuyển. Việc sửa sang sẽ mất thời gian hơn do phải chuyển nguyên vật liệu lên cao; không thể chuyển nhiều nguyên vật liệu lên cùng lúc. Chi phí sửa sang cũng sẽ bị đội giá lên rất nhiều so với sửa nhà mặt đất. Thay vào đó, có thể cân nhắc việc sử dụng vách ngăn tạm thời như giá sách để chia lại không gian nhưng không gây cảm giác bí bách, mất thẩm mỹ.
Thứ hai, cần xin ý kiến của ban quản lý chung cư. Bởi nhà ở chung cư xây theo một hệ thống đồng bộ. Việc sửa lại một căn có thể ảnh hưởng đến kết cấu chung của nhiều căn khác cũng như khả năng chịu lực của toàn bộ công trình phía trên. Nếu tự ý sửa, rất có thể sẽ gây nên những sự cố đáng tiếc.
Thứ ba, việc sửa sang lại chung cư vẫn phải đảm bảo những công trình phụ do ban quản lý cung cấp như báo cháy, hệ thống nước chữa cháy,… Bởi đây là những hệ thống gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của gia đình và của những người khác.
Thứ tư, việc sửa chữa phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về sổ hồng chung cư nhà ở xã hội
- Sơn lại nhà chung cư có phải xin phép hay không?
- Quy định về việc cấp sổ đỏ cho nhà ở chung cư
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có được dỡ tường, thêm cửa trong chung cư?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không được tự ý gỡ bỏ phần đèn ngoài hành lang trong chung cư bởi theo quy định; đây là phần công trình thuộc sở hữu chung của chung cư. Việc thay đổi cần phải được sự đồng ý của hội nghị chung cư cũng như ban quản lý tòa nhà.
Việc lắp thêm cửa kính trong chung cư là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, để tránh sai sót; nên có sự tham khảo ý kiến của ban quản lý chung cư.
Việc lắp cửa mở bằng vân tay không gây ảnh hưởng đến kết cấu của tòa nhà thì có thể lắp. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tham khảo ý kiến của ban quản lý chung cư. Và việc lắp cửa mở bằng vân tay chỉ được thực hiện với những gia đình đã mua căn nhà và là chủ sở hữu của căn nhà đó.