Xin chào Luật sư. Tôi vừa được bố mẹ chuyển nhượng một mảnh đất. Để hoàn thành thủ tục thì tôi cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất đó. Cho tôi hỏi tôi có thể công chứng ở đâu. Có được công chứng giấy tờ ở Ủy ban nhân dân phường không? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Hiện nay, pháp luật quy định một số hợp đồng, giao dịch, bản dịch bắt buộc phải được công chứng theo đúng thủ tục để đảm bảo giá trị pháp lý khi giao dịch. Bên cạnh đó, có các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc nhưng cũng có thể được công chứng theo yêu cầu của các bên.
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Quy định về hoạt động công chứng
Về chủ thể thực hiện hoạt động công chứng
Căn cứ Luật công chứng 2014, hoạt động công chứng được diễn bởi hai loại chủ thể:
Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 2 Luật Công chứng 2014.
Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước nước ngoài theo quy định tại Điều 78 Luật Công chứng.
Về đối tượng của hoạt động công chứng
Hoạt động công chứng được thực hiện với các đối tượng bao gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Về nội dung của hoạt động công chứng
Nội dung của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.
Về phạm vi công chứng
Luật Công chứng không quy định cụ thể phạm vi những hợp đồng giao dịch, bản dịch nào bắt buộc phải thực hiện việc công chứng nhưng tại các luật chuyên ngành khác có liên quan. Có thể liệt kê một số loại hợp đồng, giao dịch sau: Hợp đồng mua bán, tặng cho, thế chấp nhà ở; Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;….
Ngoài ra, các hợp đồng, giao dịch, bản dịch có thể được thực hiện hoạt động công chứng khi người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu công chứng và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Về chức năng của hoạt động công chứng
Hoạt động công chứng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch; ngăn ngừa vi phạm pháp luật; phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, công chứng còn có chức năng tạo lập và cung cấp các chứng cứ cho hoạt động tài phán. Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014:
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?
Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định:
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:
Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định tại Chương III Luật công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.
Có được công chứng giấy tờ ở Ủy ban nhân dân phường không?
Căn cứ Điều trên, Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch. Nếu muốn công chứng, người yêu cầu phải đi đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng được thành lập đúng với quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền chứng thực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về “Có được công chứng giấy tờ ở Ủy ban nhân dân phường không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin và nhận được tư vấn về các vấn đề về tạm ngừng doanh nghiệp; thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Công chứng mua bán nhà cần giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
- Giấy mua bán xe công chứng có hiệu lực bao lâu?
- Dịch vụ công chứng nhanh chóng, giá rẻ
- Công chứng bằng tốt nghiệp ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng là 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực là chứng thực bản sao từ bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; chứng thực chữ ký là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; chứng thực hợp đồng, giao dịch về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ quy định pháp luật:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.