Những ngày qua, World Cup 2022 đang diễn ra trên đất nước Quatar, bầu không khí nóng hơn bao giờ hết không chỉ ở Quatar mà trên khắp thế giới. Hòa chung bầu không khí đó tại Việt Nam, người dân rất hưởng ứng bóng đá và thường hay tụ tập tại một điểm để theo dõi các trận đấu, Có rất nhiều trận đấu và các trận đấu diễn ra nhiều khung giờ khác nhau, trong đó có nhiều khung giờ rơi vào giời nghỉ ngơi của nước ta. Khi cổ dộng bóng đá rất phấn khích và gây ồn ào cho người khác. Vậy hành vi Cổ động bóng đá gây mất trật tự có bị xử phạt hay không? Cùng LSX tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Gây rối trật tự công cộng là gì?
Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người, phục vụ chung cho mọi người trong xã hội. Là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm hại đến quyền sở hữu diễn ra tại nơi công cộng.
Theo đó, hành vi cổ động khi xem đá bóng gây mất trật tự công cộng được xem là hành vi bị gây rối trật tự công cộng, làm cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của mọi người và cộng đồng. Đây là một hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật hiện nay, tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cổ động bóng đá gây mất trật tự có bị xử phạt?
Theo Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng bị xử phạt như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng, gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên, tụ tập nơi công cộng cổ vũ bóng đá gây mất trật tự có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Cổ động bóng đá gây mất trật tự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cổ động bóng đá gây mất trật tự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội này được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Cổ động bóng đá gây mất trật tự có bị xử phạt?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ; công cụ hỗ trợ; hoặc công cụ; đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
– Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
– Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
– Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
– Thực hiện thiết kế; sản xuất; sửa chữa; bảo dưỡng; thử nghiệm tàu bay; động cơ tàu bay; cánh quạt tàu bay và trang bị; thiết bị của tàu bay không người lái; phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại; hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng; bắn; thả từ trên không các loại vật; chất gây hại; hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
Trường hợp phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Đối với các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
– Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
– Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
– Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
– Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thiết kế; sản xuất; sửa chữa; bảo dưỡng; thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thiết kế; sản xuất; sửa chữa; bảo dưỡng; thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.