Xin chào luật sư. Tôi đang có ý định buôn bán, kinh doanh giống cây trồng tôi lấy tờ công ty sản xuất giống cây tại địa phương. Xin hỏi luật sư, khi kinh doanh giống cây trồng tôi có cần phải xin Giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì tiến hành như thế nào? Điều kiện để kinh doanh giống cây trồng là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Kinh doanh giống cây trồng là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư hiện hành. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc trực tiếp gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng để thông báo về các thông tin kinh doanh của mình. Vậy ngoài việc thông báo này, khi kinh doanh giống cây trồng có cần phải xin Giấy phép kinh doanh không? Các điều kiện kinh doanh giống cây trồng là gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Có cần xin Giấy phép kinh doanh giống cây trồng?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh giống cây trồng là gì?
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục và thường xuyên, được tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận. Do đó kinh doanh giống cây trồng là hoạt động sản xuất, buôn bán phân phối giống cây trồng nhằm mục đích sinh lời cho người kinh doanh.
Trong đó theo Khoản 5 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 quy định:
“5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.”
Hoạt động kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng là thuộc loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo số 173 Phụ lục 4 Luật đầu tư 2020. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định tại Luật đầu tư 2020 và Luật trồng trọt 2018.
Điều kiện kinh doanh giống cây trồng
Vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi kinh doanh thì người thực hiện phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.
Theo Điều 22 Luật trồng trọt 2018 quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.”
Bên cạnh đó theo Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Cụ thể:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và một số quy định chi tiết sau đây:
1. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.”
Theo các quy định trên có thể thấy, khi bạn muốn kinh doanh giống cây trồng thì phải có địa điểm kinh doanh, địa điểm giao dịch hợp pháp, có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm các thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống, hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn giống cây trồng phù hợp theo quy định. Riêng đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
Quy định về xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng
Giấy phép kinh doanh giống cây trồng là loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân sở hữu nó tổ chức một hoặc một số hoạt động kinh doanh liên quan đến các loại giống cây trồng.
Trước đây theo Điều 19 Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm Quyết định 89/2005/QĐ-BNN quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính như sau:
Điều 19- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
“1. Tổ chức, cá nhân vừa sản xuất vừa kinh doanh hoặc chỉ kinh doanh giống cây có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính (gọi chung là chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp) phải có các giấy chứng nhận sau đây mới được tiến hành hoạt động:
a/. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b/. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng giống cây trồng lâm nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;…”
Theo đó để được kinh doanh giống cây trồng trong trường hợp là giống cây trông lâm nghiệp chính thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng giống cây trồng lâm nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên người kinh doanh pahir làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh.
Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực khi Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực. Theo đó để được kinh doanh giống cây trồng thì người kinh doanh chỉ cần đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 22 Luật trồng trọt và Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP đã được phân tích ở trên. Vì vậy người kinh doanh sẽ không còn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng như trước kia nữa.
Người kinh doanh cần phải:
- Có địa điểm kinh doanh, địa điểm giao dịch hợp pháp,
- Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm các thông tin về hợp đồng, hóa đ
- ơn mua bán lô giống, hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn giống cây trồng phù hợp theo quy định.
- Riêng đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 35 Luật rồng trợt 2018 có quy định:
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng có quyền sản xuất, buôn bán giống cây trồng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 22 của Luật này;
b) Thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật;
c) Thu hồi, xử lý giống cây trồng không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc vật liệu nhân giống, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng;
e) Thực hiện dán nhãn đối với giống cây trồng biến đổi gen theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Có cần xin Giấy phép kinh doanh giống cây trồng?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang cần xin giấy chứng nhận độc thân nhưng không biết viết đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào cũng như đến đâu để xin xác nhận độc thân , mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng
- Cây ăn quả lâu năm được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?
- Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu theo quy định mới?
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật trồng trọt 2018 quy định điều kiện buôn bán giống cây trồng là tổ chức, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh, địa điểm giao dịch hợp pháp mà không bắt buộc họ phải thành lập doanh nghiệp. Do đó cá nhân tổ chức kinh doanh hoàn toàn có thể kinh doanh giống cây trồng nhưng không thành lập doanh nghiệp mà có thể kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhưng phải đảm bảo các quy định về nghĩa vụ nộp thuế với người kinh doanh.
Theo Khaonr 1 Điều 15 Luật trồng trọt 2018 quy định về điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm:
a) Có tên giống cây trồng;
b) Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
c) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
d) Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
đ) Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp đầy đủ thông tin về giống cây trồng và hướng dẫn sử dụng giống cây trồng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng công bố;
b) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng gây ra phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng và chính quyền địa phương để xử lý.