Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Thu Hà, cả gia đình tôi trước nay đều đã có bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên vừa rồi ở công ty có thông báo cho các nhân viên đăng ký bảo hiểm y tế, chính vì lẽ đó mà tôi băn khoăn không biết mình có nên mua bảo hiểm y tế nữa hay không, điều này có thừa thãi khi mà bản thân mình đã có một loại bảo hiểm về sức khỏe rồi. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi có bảo hiểm nhân thọ có cần mua bảo hiểm y tế không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Có bảo hiểm nhân thọ có cần mua bảo hiểm y tế không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010)
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) quy định bảo hiểm nhân thọ là: loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) thì bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
– Bảo hiểm trọn đời: Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó;
– Bảo hiểm sinh kỳ: Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Bảo hiểm tử kỳ: Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Bảo hiểm hỗn hợp: Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ;
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Bảo hiểm liên kết đầu tư;
– Bảo hiểm hưu trí: Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Bảo hiểm nhân thọ là một loại nghiệp vụ bảo hiểm cho người được bảo hiểm sống hoặc chết. Chính vì vậy mà bảo hiểm nhân thọ mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe con người không xác định được giá trị.
Thứ hai, sự kiện bảo hiểm không không hoàn toàn gắn liền với rủi ro.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Thứ ba, chỉ công ty bảo hiểm nhân thọ mới được cung cấp. Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm con người đây là thuộc tính cơ bản nhất của bảo hiểm thọ các loại bảo hiểm khác không khác. Ví dụ: bạn tham gia bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thì bạn phải đóng phí khi tham gia bảo hiểm. Trong khoản thời gian tham gia bảo hiểm nếu bạn gặp rủi ro như tai nạn thì bạn sẽ được bên bảo hiểm chi trả các chi phí phát sinh trong việc gặp rủi ro này.
Thứ tư, đây là loại hợp đồng dài hạn và thường mang tính tiết kiệm.
Thứ năm, bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng với các điều khoản mẫu nên yêu cầu rất cao về tính linh hoạt và tính minh bạch.
Các điều khoản bắt buộc có trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gồm những gì?
Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
– Đối tượng bảo hiểm;
– Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
– Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
+ Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
+ Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
– Thời hạn bảo hiểm;
– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
– Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
– Các quy định giải quyết tranh chấp;
– Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Có bảo hiểm nhân thọ có cần mua bảo hiểm y tế không?
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ đều có những lợi ích riêng và bổ trợ cho nhau. Nếu bạn làm công ty thì hầu như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là bắt buộc rồi. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ từ nguồn thức ăn chứa hóa chất, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật, giao thông… nên không nói trước được điều gì.
Giả sử anh X là trụ cột chính trong gia đình nhưng không may gặp tai nạn giao thông và qua đời, nếu không sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì gia đình anh X có thể sẽ bị khánh kiệt vì mất đi nguồn thu nhập chính, con cái phải chịu điều kiện thiếu thốn. Còn khi có bảo hiểm nhân thọ thì bên phía các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền theo hợp đồng anh X mua để hỗ trợ gia đình anh lúc gặp khó khăn như vậy.
Bình thường thì không sao nhưng đến lúc cần mới thấy hết được sự lợi hại của BHNT. Do vậy, nếu gia đình có đủ điều kiện tài chính thì cũng nên cân nhắc mua thêm BHNT. Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm nhân thọ, tùy theo nhu cầu của mình mà lựa chọn.
Mua bảo hiểm nào thì cũng để phòng ngừa rủi ro chứ không phải để đầu tư đâu nên khi quyết định có nên mua bảo hiểm hay không thì nên cân nhắc về lợi ích của sản phẩm bảo hiểm đó mang lại chứ đừng quá để ý đến lợi nhuận cao này nọ.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Có bảo hiểm nhân thọ có cần mua bảo hiểm y tế không?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Muốn sửa năm sinh ở sổ BHXH và thẻ BHYT thì thủ tục như thế nào?
- Thủ tục thay đổi thông tin trên thẻ BHYT như thế nào?
- Quy trình cấp thẻ BHYT cho người nghèo như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) quy định các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Theo Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
“Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”
Theo đó, đối tượng chính của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải con người làm tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm cũng có hạn chế về việc mua bảo hiểm cho người khác; người mua chỉ được mua cho bản thân mình hoặc những người như vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; hoặc mua cho người khác nếu bên mua có quyền lợi.
Căn cứ Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung hợp đồng bảo hiểm như sau:
“Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
…”
Như vậy, một hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo thể hiện được những thông tin theo quy định pháp luật vừa nêu trên.