Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như bạn đã biết, phương tiện người Việt Nam sử dụng phần lớn là xe máy và ô tô. Vì vậy, bằng lái xe là giấy tờ quan trọng luôn cần có bên người mỗi khi ra đường. Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không? cũng là câu hỏi người dân thường xuyên hỏi chúng tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bằng B2 có thể điều khiển được những phương tiện nào?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:
– Ô tô (số sàn) chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.Mà bằng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng B1 và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Như vậy, hiểu đơn giản, bằng B2 chính là bằng B1 nâng cao, tức có thể lái xe số tự động, xe số sàn, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn và đặc biệt người sở hữu bằng B2 được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như lái xe taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trong khi bằng B1 thì không.
Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không?
Căn cứ theo quy định tại điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.”
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì bạn chưa thể nâng trực tiếp từ hạng B2 lên hạng E mà bạn phải nâng hạng gián tiếp bằng hai cách:
Cách 1: từ hạng B2 lên C, C lên E;
Cách 2: từ B2 lên D, D lên E.
Tuy nhiên, để có thể nâng hạng theo 2 cách gián tiếp trên, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện cho từng trường hợp trên.
Làm thế nào để được cấp cấp giấy phép lái xe hạng E?
Bạn phải tham gia đào tạo và thi sát hạch để lấy giấy phép lái xe hạng E như người học lái xe và thi sát hạch lần đầu. Thủ tục như sau :
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 19 quy định như sau:
“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.”
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.”
Như vậy, bạn cần 1 bộ hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng B2 ?
Theo Điều 9 Chương III Thông tư 12/2017/BGTVT thì cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe như sau :
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
- Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục sang tên nhà đất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc liên hệ:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Điều 8. Hình thức đào tạo
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.
Như vậy, người học bằng lái xe hạng E không được tự học mà phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo.
Tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.”