Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến hết sức phức tạp; rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp quy mô sản xuất; kinh doanh khiến nhiều người lao động mất việc; một số doanh nghiệp phải luôn chuyển vị trí của người lao động yêu cầu người lao động; sang các vị trí khác so với trước kia. Câu hỏi được rất nhiều người lao động đặt ra rằng liệu việc Doanh nghiệp; chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác không phải chuyên môn nghề nghiệp của mình; có đúng theo quy định của pháp luật không. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Doanh nghệp có được điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác không.
Căn cứ vào nội dung Khoản 1 Điều 29 BLLĐ 2019; người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển NLĐ làm việc ở vị khác so với với hợp đồng lao động trong một số trường hợp:
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Sự cố điện, nước;
- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
HIện nay trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh; để ổn định tình hình sản xuất kinh doanh buộc; doanh nghiệp phải có những biện pháp để thắt chặt chi tiêu; doanh nghiệp chờ đợi tình hình dịch bệnh qua đi để ổn định sản xuất. Theo như quy định này thì việc người sử dụng lao động hoàn toàn được quyền; điều chuyển người lao độn của mình làm việc ở vị trí khác so với hợp đồng lao động đã ký kết. Việc điều chuyển đó chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định.
Thời hạn điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác.
Pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 có nội dung như sau:
“Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác; so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày; làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.”
Trong trường hợp doanh nghiệp điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác; do tình hình dịch bệnh thiên tai hoặc bất kỳ căn cứ nào khác thì căn cứ theo quy định trên; thời hạn doanh nghiệp được quyền tạm thời chuyển Người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ không được quá 60 ngày; làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của Người lao động việc người lao động đồng ý thực hiện công việc này; phải được lập thành văn bản mới có hiệu lực. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận bằng lời nói coi như việc thỏa thuận giữa các bên; là không có hiệu lực.
Nghĩa vụ báo trước của người sử dụng lao động
Cũng theo quy định tại khoản 2 điều 39 Bộ luật lao động; thì khi điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; thì người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người lao động; biết cụ thể việc thông báo này được quy định như sau:
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động; biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc; phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Rõ ràng việc điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác; không phải là điều dễ dàng bởi yếu tố chuyên môn và trình độ của người lao động; thì khi điều chuyển người lao động thì người sử dụng lao động cần phải cân nhắc; xem người lao động có sức khỏe hoặc giới tính có phù hợp để thực hiện công việc này hay không.
Mức lương của NLĐ khi làm việc ở vị trí khác.
Khi điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác so với hợp đồng lao động; thì vấn đề quan tâm của phần lớn người lao động đó chính là công việc đó; có phù hợp với chuyên môn của mình không. Một vấn đề khác mà người lao động vô cùng quan tâm đó chính là mức lương sau khi bị điều chuyển sang làm ở vị trí khác có thay đổi không.
Quy định về mức lương khi điều chuyển NLĐ làm việc ở vị trí khác.
Thực tế, pháp luật cũng đã rất quan tâm đến điều này. Tại khoản 3 điều 29 Bộ luật lao động quy định về mức lương của người lao động; khi bị điều chuyển sang vị trí khác như sau:
Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động; được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ; thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ; nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, ta có thể thấy rằng khi làm việc ở công việc mới người lao động sẽ được trả lương ở mức khác so với mức ban đầu. Người lao động có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm mức lương so với công việc trước đó. Tuy nhiên không được điều chỉnh giảm mức lương xuống quá 85% mức lương các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tại công việc trước đó. Đối với tháng đầu làm việc người lao động có quyền yêu cầu giữ nguyên mức lương ban đầu trước khi điều chuyển.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về thủ tục; điều kiện xin cấp phép lao động với người nước ngoài tham gia; công tác giảng dạy tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Bộ luật lao động người sử dụng lao động được phép điều chuyển người lao động của mình sang làm công việc ở vị trí khác với thời hạn điều chuyển không quá 60 ngày. Trường hợp điều chuyển lâu hơn phải được sự đồng ý của người lao động
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất người sử dụng lao động trả cho người lao động. Pháp luật có nội dung quy định cụ thể về mức lương này
Theo quy định tại khoản 1 điều 29 bộ luật lao động 2019 khi điều chuyển người lao động sang thực hiện công việc khác do nhu cầu sản xuất kinh doanh; thì người lao động phải quy định trong nội quy doanh nghiệp. Nội quy doanh nghiệp phải quy định rõ thời gian điều chuyển và các trường hợp được điều chuyển.