Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết có thể chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không?Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đến một thời điểm sử dụng đất nào đó ta cần chuyển sang một lại đất khác để có thể xây dựng được nhà ở. Và đất rừng phòng hộ cũng vậy; những người dân sinh sống trên đất rừng phòng hộ cũng có nhu cầu xây dựng nhà ở cho mình; hoặc cho con cái nên cũng cần chuyển mục đích sử dụng đất để có thể xây dựng nhà.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về có thể chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật Lâm Nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì:
3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa; hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Như vậy đất rừng phòng hộ là loại đất dùng để bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai; điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường; quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật Đất đai
Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2013 thì:
– Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ; và phát triển rừng.
– Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu; khả năng bảo vệ; phát triển rừng; và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý; và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
– Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Giao đất rừng phòng hộ cho người dân
Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
Khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai 2013
Như vậy Nhà nước sẽ giao đất rừng phòng hộ cho người dân bằng hình thức giao đất không thu tiền.
Trường hợp không được nhận chuyển nhượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Trường hợp hộ gia đình cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai; chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không? Câu trả lời không được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở; mà chỉ được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Trích lục ghi chú ly hôn; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo pháp luật hiện hành, việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:
+ Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+ Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
+ Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+ Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
+ Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
+ Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
+ Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
….
Như vậy, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; do đó, không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.
Tóm lại, việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.
Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.
Tuy nhiên lưu ý những trường hợp cấp chuyển nhượng tại phần trên chúng tôi đã tư vấn.