Khi hộ kinh doanh muốn dự thầu thì trong một số trường hợp luật định, hộ kinh doanh phải chứng minh năng lực tài chính của mình. Vậy chứng minh năng lực tài chính của hộ kinh doanh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật đấu thầu 2013;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Hộ kinh doanh có được tham gia đấu thầu không?
Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp;
- Hạch toán tài chính độc lập;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký thành lập, hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện khác nêu trên thì được coi là có đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu.
Chứng minh năng lực tài chính của hộ kinh doanh thế nào?
Khi tham dự thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh và có giá trị tài sản ròng năm gần nhất là dương.
Liên quan đến đánh giá về năng lực tài chính, trường hợp pháp luật liên quan không bắt buộc hộ kinh doanh phải có báo cáo tài chính thì để chứng minh năng lực tài chính của mình, hộ kinh doanh có thể thông qua các văn bản tài chính liên quan khác được pháp luật thừa nhận (như Hồ sơ quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế…).
Nhà đầu tư phải xác định rõ tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư gồm có: vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (vốn góp của nhà đầu tư), vốn huy động (vay ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty mẹ, …).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, thì điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư được quy định: có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên. Do đó, khi cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhà đầu tư cần lưu ý để cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phù hợp.
Chứng minh vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Nhà đầu tư là cá nhân: giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại.
Nhà đầu tư là doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp đã hoạt động trên 1 năm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của doanh nghiệp; báo cáo tài chính phải đầy đủ và đúng theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
- Riêng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sau bắt buộc phải được kiểm toán theo quy định pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư các dự án khác (ngoài dự án đang trình) thì phải có bảng kê danh mục các dự án đang thực hiện và vốn chủ sở hữu đã sử dụng.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập: giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.
Chứng minh vốn huy động
Nhà đầu tư cần chứng mình vốn huy động gồm: văn bản cam kết của ngân hàng, tổ chức tài chính, … cho vay để đầu tư dự án đang trình.
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính đối với nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập và thời điểm đề xuất dự án không trùng vào kỳ lập báo cáo tài chính được xác định như thế nào?
Theo Công văn 2541/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn nội dung về thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật do Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư ban hành có trả lời như sau:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 có quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất, cụ thể:
“Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).”
Do vậy, nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập có thể nộp các tài liệu chứng minh năng lực tài chính như cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng bản sao không công chứng chứng thực thì có được xem là nguồn chứng cứ được không?
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chứng minh năng lực tài chính của hộ kinh doanh dự thầu″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Năng lực tài chính có nghĩa là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Hay hiểu chính xác, năng lực tài chính chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
Khi đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, cần tập trung vào 3 tiêu chí chính bao gồm: Tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh.
– Đánh giá tình hình tài sản:Bao gồm hoạt động so sánh tổng số tài sản cuối kỳ và đầu kỳ, kết hợp xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số tài sản, xu hướng biến động để thấy tỷ trọng cao hay thấp, có phù hợp loại hình kinh doanh hay không.
Từ đó, ta có thể xem xét mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Đánh giá tình hình nguồn vốn:Bao gồm hoạt động phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn để thấy được doanh nghiệp đang tự chủ hay phụ thuộc tài chính cũng như biết được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp.
– Đánh giá kết quả kinh doanh:Bao gồm hoạt động lập bảng phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm, xem xét biến động để thấy doanh nghiệp có lãi hay không, từ đó xác định được năng lực tài chính tốt hay yếu.
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp tỷ lệ
– Đánh giá theo mô hình Dupont