Hiện nay thị trường chứng khoán ngày càng phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về hoạt động lưu ký chứng khoán. Vậy chứng khoán lưu ký là gì? Chưa lưu ký là gì? Chứng khoán lưu ký và chưa lưu ký là những thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Để hiểu rõ thêm về hai thuật ngữ này mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Chứng khoán lưu ký và chưa lưu ký là gì?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chứng khoán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định khái niệm chứng khoán như sau:
Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
-Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
-Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
-Chứng khoán phái sinh;
-Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Có thể thấy, chứng khoán là tài sản, những loại chứng khoán được quy định cụ thể tại khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
-Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
-Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
-Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
-Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
-Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
-Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
-Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Chứng khoán lưu ký và chưa lưu ký là gì?
Chứng khoán lưu ký là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về hoạt động Lưu ký. Lưu ký là một từ có nguồn gốc từ tiếng Anh – Depository. Trong đó, Lưu chính là lưu giữ, còn ký là ký gửi. Lưu ký được hiểu là việc ký gửi một tài sản hay hàng hóa cho một tổ chức hoặc cá nhân chuyên làm công việc lưu giữ và phải trả phí.
Như vậy thông qua đó, lưu ký chứng khoán được hiểu là hoạt động mà các doanh nghiệp đại chúng ký gửi số chứng khoán của họ cho một tổ chức để được lưu giữ. Ở Việt Nam, các tổ chức đó bao gồm Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và Thành viên lưu ký chứng khoán (các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại được cấp phép). Đại diện đứng ra ký gửi chính là Hội đồng quản trị của công ty đại chúng. Để được lưu ký thì công ty đại chúng phải có mã chứng khoán đang được VSD quản lý và phải tiến hành thủ tục với Trung tâm.
Chứng khoán lưu ký là chứng khoán có thể thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán chưa lưu ký là gì?
Để hiểu được khái niệm chứng khoán chưa lưu ký, chúng ta cần nắm rõ về giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần hay còn gọi là Sổ cổ đông. Thực tế, đây là một giấy tờ do công ty cổ phần tạo ra để chứng nhận phần vốn góp của các cổ đông cấu thành nên vốn điều lệ của công ty. Đồng thời, theo thời gian thì việc mua bán chuyển nhượng cũng khiến cho danh sách và số lượng cổ đông thay đổi.
Theo quy định, khi công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng thì việc mua bán trao đổi quyền sở hữu cổ phần sẽ do Hội đồng quản trị của công ty đó quản lý và phải có báo cáo cho Sở Kế hoạch Đầu tư.
Cách thức mua bán trong thời kỳ này khá đơn giản. Hai bên mua/bán chỉ cần gặp nhau trực tiếp, sau đó tiến hành thỏa thuận về giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán. Nếu hợp lý thì thực hiện ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Cuối cùng, 2 bên cùng ra Công ty cổ phần đó để Hội đồng Quản trị chứng nhận việc sang nhượng số cổ phần đó.
Như vậy, Chứng khoán chưa lưu ký được hiểu là loại chứng khoán vẫn đang tồn tại dưới dạng sổ cổ đông hoặc Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
Trường hợp các Công ty Cổ phần chưa phải Đại chúng hoặc đã là Đại chúng nhưng chưa đăng ký lưu ký với Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì vẫn giao dịch mua bán được. Tất cả mọi quyền lợi như cổ tức tiền mặt, đại hội cổ đông sẽ được thực hiện qua Công ty cổ phần đó hết.
Ngược lại, nếu đó là các Công ty Đại chúng đã đăng ký lưu ký với Trung tâm và cũng đã có mã chứng khoán thì nếu cầm sổ cổ đông như vậy chắc chắn là không mua bán được. Khi đó, bạn muốn bán được sổ cổ phiếu đó cần phải mở tài khoản tại một Công ty Chứng khoán. Tiếp theo, bạn gửi Giấy chứng nhận đó cho Công ty Chứng khoán nhằm thực hiện chuyển tiếp lên VSD để được lưu ký, niêm yết lên sàn và giao dịch như chúng ta vẫn thấy hàng ngày.
Tại sao phải thực hiện lưu ký chứng khoán?
Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, lưu ký chứng khoán là hoạt động rất cần thiết cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Dưới đây là một số lý do phải lưu ký chứng khoán:
-Lưu ký là điều kiện tiên quyết để Sở giao dịch chứng khoán cho phép giao dịch mua bán trên thị trường.
-Giúp tiết kiệm các chi phí bảo quản, cất trữ và chi phí in ấn cho các chứng chỉ chứng khoán.
-Tránh được tình trạng chứng khoán bị hư hỏng, thất lạc hay mất cắp.
-Gia tăng chỉ số vòng quay vốn đối với nhà đầu tư nói riêng và trên thị trường nói chung. Đồng thời qua đó còn đảm bảo được tính thanh khoản.
-Nâng cao an toàn, uy tín cho các đối tượng tham gia. Giảm thiểu được các rủi ro hoạt động từ thị trường.
-Các giao dịch gửi hoặc rút chuyển nhượng, hạch toán, … Đều có thể thực hiện được trên điện thoại hoặc máy tính vô cùng tiện lợi.
Hướng dẫn thực hiện lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là quá trình tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khoán thứ cấp và góp phần tạo nên tính nhất quán trong thị trường. Bởi chúng được quản lý bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện nay, tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có thể thực hiện lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Để được trao đổi mua bán chứng khoán lưu ký, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhận sổ cổ đông từ công ty, bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc qua công ty chứng khoán được ủy quyền. Cần lưu ý mang theo CMND/CCCD để xác nhận.
Bước 2: Mở tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Tại đây, bạn chỉ cần cung cấp hồ sơ/giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chứng khoán của bạn cùng với các giấy tờ cá nhân khác cho nhân viên hỗ trợ.
Bước 3: Sau khoảng 7 đến 10 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được chứng từ ghi có hiệu lực từ VSD, Thành viên lưu ký sẽ hạch toán ghi tăng số chứng khoán tương ứng của bạn vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS thông báo cho bạn kết quả.
Bước 4: Bạn có thể thực hiện mua bán, cầm cố tài sản đầu tư của mình thông qua sàn giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn.
Phân biệt chứng khoán lưu ký và chứng khoán chưa lưu ký
Chứng khoán đã lưu ký là loại chứng khoán đang tồn tại dưới dạng dữ liệu điện tử được tích hợp vào các tài khoản đầu tư chứng khoán. Việc này dựa trên cơ sở các thông tin của khách hàng đăng ký tại trung tâm VSD hay tại Thành viên lưu ký. Hiện nay, loại chứng khoán này đang lưu hành trên sàn (HOSE, HNX hoặc UPCOM). Các nhà đầu tư giao dịch hằng ngày thông qua các tài khoản chứng khoán được mở tại các công ty chứng khoán.
Để có thể mua/bán các chứng khoán đã được lưu ký, nhà đầu tư cần thực hiện các quy định về giao dịch thông qua Sở giao dịch chứng khoán.
Lưu ý:
Chứng khoán đã lưu ký + Chứng khoán chưa được lưu ký = Tổng lượng chứng khoán đang niêm yết
Cùng là chứng khoán nhưng chứng khoán đã lưu ký và chưa lưu ký có một số đặc điểm phân biệt rõ rệt. Về cơ bản, hai loại chứng khoán này chỉ khác nhau về hình thức sở hữu. Có nghĩa là:
Chứng khoán chưa lưu ký: Được ghi nhận dưới dạng Sổ cổ đông/Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán. Khi làm thủ tục chuyển nhượng, nhà đầu tư cần đem theo chứng minh nhân dân và sổ cổ đông.
Chứng khoán đã lưu ký: Được ghi nhận trên tài khoản chứng khoán đã được đăng ký. Khi làm thủ tục chuyển nhượng, người bán chỉ cần đem theo chứng minh nhân dân là được.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chứng khoán lưu ký và chưa lưu ký là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý vấn đề thành lập công ty Hà Nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Quy định thưởng Tết của nhà nước
- Các khoản thưởng không chịu thuế TNCN
- Cách tính lương ca đêm 12 tiếng như thế nào?
- Quy định về xử lý đất xen kẹp
Câu hỏi thường gặp
Chứng khoán chưa lưu ký là các giấy tờ/sổ sách chứng minh quyền sở hữu cổ phần của khách hàng. Chính vì thế để giao dịch được, bạn cần thực hiện chuyển nhượng các giấy tờ này theo hai trường hợp sau:
-Trường hợp công ty đó chưa đăng ký lưu ký với VSD hay chưa phải là công ty đại chúng.
-Trường hợp công ty đó đã đăng ký lưu ký với VSD và đã có mã chứng khoán.
– Là phí do trung tâm lưu ký thu thông qua các công ty chứng khoán.
-Phí lưu ký chỉ thu trên số cổ phần hoặc trái phiếu đã lưu ký. Nếu bạn có rất nhiều chứng khoán mà chưa có nhu cần bán (như cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, cổ đông nhà nước, cổ đông nội bộ gắn bó lâu dài với công ty) thì không cần phải lưu ký.
-Phí lưu ký thực chất là phí để bảo hiểm tài sản. Đối với các cổ đông nhỏ lẻ đại chúng thì đây là 1 khoản phí phải trả để trung tâm rà soát kiểm tra các Công ty chứng khoán hàng ngày xem rằng họ đã quản lý đúng chưa.
-Phí lưu ký là một khoản phí phụ trong hệ thống các loại phí và thuế khi đầu tư chứng khoán, về cơ bản là khá thấp. Chỉ tầm 0.027đ/cổ phiếu/tháng.
Sẽ bắt buộc phải lưu ký chứng khoán nếu nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch. Rõ ràng mua bán thông qua sàn mang lại hiệu quả đầu tư tốt hơn, việc lưu ký cũng rất đơn giản, vì vậy bạn nên đăng ký lưu ký chứng khoán. Nếu không thì bạn phải tìm đến tận đơn vị phát hành, đăng ký mua với họ và hưởng quyền lợi từ họ. Rất mất thời gian và chi phí, có thể không mua được cổ phiếu tốt, đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tuyệt vời.