Chào Luật sư, ngày nay khi lướt trên các nền tải mạng xã hội, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp các cuộc livestream khẩu chiến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy luật sư có thể cho tôi biết việc chửi người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày ngày chúng ta không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội đến con người. Bên cạnh những mặt tính cực thì mạng xã hội cũng đem đến những mặt tiêu cực trong cuộc sống; chẳng hạn như chửi bới; bôi nhọ; xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác.
Để có thể tìm hiểu về chửi người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Chửi người khác trên mạng xã hội là gì?
Chửi người khác trên mạng xã hội là gì? Chửi người khác trên mạng xã hội là hành vi livestream; tung những hình ảnh lên mạng xã hội nói xấu về một người nào đó (có thể là người mà mình biết hoặc không biết đến bao giờ); kèm theo những lời nói có phần khiếm nhã khiến đối tượng nghe bị đề cập cảm thấy bị xúc phạm danh dự; nhận phẩm nặng nề.
Việc chửi rủa người khác trên mạng xã hội đôi khi sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với người bị chửi; bởi thường những cuộc chửi rủi người khác này rất thu hút nhiều người xem và từ đó hình ảnh bản thân họ sẽ bị phát tán với một tốc độ chống mặt.
Việc chửi khác trên mạng xã hội không phải là một hành động đúng đắng đối với suy nghĩ của nhiều người; mà đôi lúc vì nó mà bạn có thể đứng trước nguy cơ tù tội nếu việc chửi rửa của bạn đã đi quá xa.
Quyền bảo vệ mình trước sự chửi rủi của người khác trên mạng xã hội
– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
– Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm; uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này; thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào; thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín của mình; thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín; thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Chửi người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Bạn nên nhớ rằng mọi người trong chúng ta đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân; và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Do đó, nếu bạn chửi rủa; xúc phạm họ; thì họ có thể yêu cầu phía cơ quan chức năng xử phạt bạn theo đúng quy định của pháp luật.
Và tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi chửi người khác; mà phía cơ quan có thẩm quyền sẽ có các hình thức xử phạt khác nhau đối với hành vi chửi người khác của bạn.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chửi người khác trên mạng xã hội
Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì:
Sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện xúc phạm; danh dự; nhân phẩm của người khác trên các nền tảng mạng xã hội.
Như vậy nếu hành vi chửi người khác trên mạng xã hội ở mức độ nhẹ; chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xử phạt hình sự đối với hành vi chửi người khác trên mạng xã hội
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy nếu việc chửi người khác ở mức độ nặng thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; và hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chửi người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục khai tử online; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì:
Nếu các trang thông tin điện tử đăng bài chửi người khác thì sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện xúc phạm; danh dự; nhân phẩm của người khác trên các nền tảng mạng xã hội.
Tự ý đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác nhằm mục đích “bóc phốt” trên mạng xã hội có thể sẽ bị xử lý theo điểm e khoản 3 Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10-20 triệu đồng cho hành vi: “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật“.
Hành vi sử dụng mạng xã hội để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hành chính, nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt cụ thể nếu cá nhân; trang tin điện tử, tổ chức thiết lập mạng xã hội thông tin xúc phạm nhân phẩm, danh dự; uy tín của cá nhân, tổ chức tại các điều 99, 100, 101.
Về trách nhiệm hình sự, người sử dụng mạng xã hội để vu khống; xúc phạm, tấn công người khác tùy mức độ có thể bị xử lý hình sự về tội danh “vu khống”, tội “làm nhục người khác” hoặc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức”.
Cá nhân, tổ chức bị xúc phạm danh dự, uy tín; nhân phẩm cũng có thể khởi kiện dân sự đòi xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại.
Đối với các tội “vu khống” và “làm nhục người khác”, thông thường cơ quan cảnh sát điều tra xử lý trên cơ sở tố giác của người bị vu khống, bị làm nhục.
Còn đối với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức”, cơ quan chức năng sẽ xử lý mà không cần tố giác của người bị xúc phạm.