Chào Luật sư, tôi mới xin vào làm ở một công ty được vài tuần và chưa ký hợp đồng lao động nhưng do thấy cách làm việc không hợp nên tôi muốn nghỉ. Luật sư cho tôi hỏi Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang hay không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về Hợp đồng lao động được quy định như thế nào theo Bộ luật lao động mới?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về khái niệm về Hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Nguyên tắc về hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về nguyên tắc về hợp đồng lao động như sau:
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hình thức hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang hay không?
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 định nghĩa, quan hệ lao động là:
“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.”
Như vậy giữa bạn và công ty đang phát sinh quan hệ lao động, trong đó bạn là người lao động và công ty là người sử dụng lao động.
Theo như nội dung thư bạn trình bày, bạn và người sử dụng chưa kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Lao động 2019:
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản trừ một số trường hợp đặc biệt. Như vậy bạn đã làm công ty được 6 tháng, như vậy việc công ty không giao kết hợp đồng với bạn là sai nhưng hiện tại bạn với công ty vẫn đang tồm tại quan hệ lao động. Vậy việc bạn xin nghỉ vẫn phải tuân thủ nội quy công ty, cùng với đó công ty cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bạn bao gồm cả nghĩa vụ tham gia BHXH.
Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng sẽ phải thực hiện như thế nào?
Có thể chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
Cũng theo Bộ luật Lao động 2019, cụ thể khoản 2 Điều 35, người lao động còn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước. Đây là một trong những điểm mới nổi bật nhất của Bộ luật này.
Cụ thể, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong những trường hợp:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người lao động được chấm dứt hợp đồng không cần lý do
Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Riêng với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Từ quy định này có thể thấy, trong mọi trường hợp, với mọi loại hợp đồng (có xác định thời hạn hay không xác định thời hạn), bất kể có hay không có lý do và lý do là gì, NLĐ nếu muốn đều có thể tự mình đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải tiến hành một thủ tục đặc biệt có ý nghĩa kiểm soát quyền từ một chủ thể khác. Luật chỉ dự liệu một cơ hội duy nhất cho NSDLĐ trong việc phản đối quyết định của NLĐ bằng cách bắt người này phải gánh chịu những hậu quả nhất định khi chứng minh thành công trước Toà án rằng, NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách trái pháp luật.
Trường hợp bị công ty giữ lương xử lý như thế nào?
Nguyên tắc trả lương
Theo Bộ luật lao động năm 2019, người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.
Đồng thời, Nghị định này cũng nêu rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cụ thể trong tháng.
Theo đó, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Đặc biệt, công ty chậm trả lương, nhân viên được nhận thêm tiền lãi.
Công ty có được giữ lương của người lao động?
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu không có lí do bất khả kháng, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì người sử dụng lao động không được chậm trả, giữ lương của người lao động.
Công ty không được phép thực hiện hành vi giữ lương, chậm trả lương hay kỷ luật bằng hình thức phạt tiền lương…
Công ty chậm trả lương cho người lao động còn có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Cụ thể, Nghị định này quy định, công ty trả lương không đúng hạn sẽ bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm.
Ngoài bị phạt tiền, doanh nghiệp còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định.
Công ty không đồng ý cho nghỉ việc và không trả lương thì nên làm gì?
Đối với trường hợp của bạn vì công ty chưa ký hợp đồng nhưng cũng không đống ý cho bạn chấm dứt, vậy là công ty đang muốn gây khó dễ cho bạn. Vậy bạn nên làm đơn khiếu nại lên công ty để yêu cầu bạn giám đốc công ty giải quyết công ty không giải quyết thì bạn có thẩ khiếu nại lên phòng Lao động thương bình và xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang hay không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Không quá 180 ngày đối với: công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Không quá 60 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
Không quá 30 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu:
Người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động.
Giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu: chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.