Ngày nay khi giá đất đang tăng cao thì nhu cầu thuê nhà của người dân cũng ngày càng tăng. Khi xác lập quan hệ này, các chủ thể là chủ nhà và người thuê nhà sẽ có các quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là vấn đề giá cả. Từ đây, có câu hỏi được đặt ra là “Chủ nhà tự ý tăng tiền thuê có được không?” Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chủ nhà không được tự ý tăng tiền thuê nhà
Hợp đồng thuê nhà ở là một trong những hợp đồng dân sự yêu cầu phải lập thành văn bản, được công chứng. Khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, hợp đồng thuê nhà ở có hiệu lực pháp luật và các bên phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền của bên kia. Trong trường hợp bên cho thuê nhà tự ý tăng tiền thuê thì:
Căn cứ theo Điều 129 Luật nhà ở quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở thì:
“1.Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
2.Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật. …”
Như vậy, căn cứ quy định trên thì chủ nhà hoàn toàn không có quyền tự ý tăng tiền thuê nhà.
Chủ nhà tự ý tăng giá thuê nhà ở thì người thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại điều 473 Bộ luật dân sự, giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng; thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Theo đó, các bên có nghĩa vụ tuân thủ theo đúng những cam kết đã thỏa thuận.
Căn cứ theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau:
– Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
– Tăng giá thuê nhà bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
– Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Theo đó, đối với vấn đề giá thuê, người thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Tăng giá thuê bất hợp lý; hoặc
– Tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận.
Tăng giá thuê bất hợp lý
Người cho thuê nhà được quyền cho điều chỉnh giá thuê trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc có căn cứ làm phát sinh quyền tăng giá cho thuê; căn cứ này có thể do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; hoặc trường hợp các bên không có thỏa thuận nhưng pháp luật có quy định.
Ví dụ: Trường hợp bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê, bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; giá thuê mới do các bên tự thảo thuận. Trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê; thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp bên cho thuê nhà tự ý tăng giá thuê mà không có căn cứ thì được coi là tăng giá thuê bất hợp lý thì bên thuê nhà được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận
Theo đó, đối với trường hợp các bên thỏa thuận căn cứ cho việc tăng giá thuê nhà ở phải tuân thủ một thời gian báo trước mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt?
- Pháp luật quy định như thế nào về đơn phương hủy hợp đồng thuê nhà?
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn
- Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà theo quy định của luật?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chủ nhà tự ý tăng tiền thuê có được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
+ Trường hợp khác do luật quy định.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Giá hợp đồng thuê nhà trọ do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trừ trường hợp luật có quy định khác. Vậy nên việc có giảm tiền thuê trọ mùa dịch hay không là tùy thuộc vào thỏa thuận. Nếu như chủ trọ và bạn cùng thống nhất thì tiền trọ sẽ được giảm.