Xin chào Luật sư. Em là Quỳnh Anh, là sinh viên khoa Luật của Đại học Công Đoàn. Em đang học đến học phần liên quan đến Doanh nghiệp và em cảm thấy rất hứng thú đối với nó. Em muốn tự tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Mong rằng Luật sư sẽ giúp em giải đáp câu hỏi sau: Em được biết rằng cá nhân trong các trường hợp nhất định sẽ phát sinh thuế thu nhập cá nhân. Vậy, đối với chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN không?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo điều 190, Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 năm 2020
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN không?
Có thể thấy, đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, và không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng được xác định là thu nhập của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 26/VBHN–BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ–CP và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 14/09/2015 thì Doanh nghiệp tư nhân được xác định là một trong những đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do vậy, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu như chủ doanh nghiệp còn phải nộp thuế TNCN thì điều đó đồng nghĩa với việc cùng một khoản thu nhập mà phải nộp thuế tới hai lần.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, có quy định:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng là khoản thu nhập phải nộp thuế TNCN. Và Thông tư cũng quy định: Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không phải là pháp nhân và theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Và theo quy định thì khoản thu nhập từ việc quản lý doanh nghiệp tư nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân do chính họ làm ra thì đó không phải là thu nhập từ tiền lương tiền công mà khoản thu nhập của doanh nghiệp tư nhân, khoản thu nhập đó phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế TNCN đối với các Khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng….
Chủ doanh nghiệp tư nhân thì không phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp của cá nhân đó đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ như: thu nhập từ việc bạn trúng thưởng, hay được thừa kế, tặng cho…thì vẫn phải nộp thuế TNCN đối với các khoản thu nhập này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Các vấn đề cần lưu ý để chuẩn bị thành lập
Lựa chọn tên cho doanh nghiệp tư nhân
Về tên tiếng Việt: phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp: được viết là “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”.
– Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Về tên bằng tiếng nước ngoài:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Theo quy đinh định tại Luật nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư/diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:
– Nhà chung cư chỉ có chức năng nhà ở;
– Phần diện tích nhà chung cư có chức năng nhà ở đối với các tòa nhà hỗn hợp (Trung tâm thương mại/văn phòng và nhà ở).
Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại/Văn phòng của tòa nhà.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.
Về vốn điều lệ
Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ. Vốn đăng ký kinh doanh của chủ doanh nghiệp được gọi là Vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân
Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Số lượng hồ sơ: 01
Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
2. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
3. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua trang điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp trực tiếp bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả.
Có thể bạn quan tâm
- Người Việt Nam đi định cư phải có giấy tờ gì để chứng minh sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
- Hàng xóm xây nhà quá ồn thì làm thế nào?
- Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về công chứng tại nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.
Chủ DNTN chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì Chủ doanh nghiệp không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.