Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định. Vậy chủ đầu tư được thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở để vay vốn không? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
8, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.
Như vậy, theo quy định trên dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phê duyệt; và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt; tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định; vì tránh những trường hợp trùng tên với dự án lớn gây hiểu lầm giữa các dự án với nhau; được sử dụng trong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt. Nếu chủ đầu tư có đề nghị điều chỉnh các nội dung bao gồm tên dự án; hay điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, các loại nhà ở phải xây dựng; tổng diện tích sàn xây dựng; tổng số lượng nhà ở, tỷ lệ các loại nhà ở, tổng mức đầu tư; nếu là dự án được đầu tư bằng vốn nhà nước; thì phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định trước khi triển khai thực hiện xây dựng theo quy định; để phù hợp với nhu cầu phát triển và định hướng phát triển nhà ở.
Chủ đầu tư được thế chấp dự án đâu tư xây dựng nhà ở không?
Căn cứ khoản 1 Điều 147 Luật nhà ở 2014; quy định về thế chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở như sau:
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án; hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở; mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó; thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng; trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp; hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định; phải được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.
- Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Căn cứ Điều 148 Luật nhà ở 2014; quy định điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở như sau: Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở; thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt; và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015; quy định phương thức xử lý tài sản thế chấp như sau:
- Phương thức xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên
Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
+ Bán đấu giá tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
+ Phương thức khác.
- Các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm; thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hợp đồng ủy quyền mua, bán nhà có phải công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật nhà ở 2014.
Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại là:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là:
+ Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại.
+ Được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán.
+ Được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê.
+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.