Xin được luật sư tư vấn: “Chồng tôi rượu chè cờ bạc. Ngày nào say rượu là cũng chửi bới và dọa giết tôi và các con. Còn bắt tôi phải đi vay tiền không thì anh ta sẽ không để cho tôi sống yên ổn. Tôi không chịu được cảnh này nữa; nên đã quyết định làm đơn đơn ly hôn thì anh ta dọa giết tôi và các con nếu còn cứ tiếp tục đòi ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi là chồng tôi có phạm tội gì không? Và tôi phải làm sao để giải quyết được vấn đề này.”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết “Chồng dọa giết vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi đe dọa giết người của chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội đe dọa giết người; quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Đe dọa giết người là gì?
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì phạm tội đe dọa giết người. Trong đó, hành vi “đe dọa” trên có thể được thực hiện; bằng nhiều hình thức khác nhau như qua lời nói, viết thư, gọi điện…; hoặc bằng các cử chỉ, hành động như đi tìm công cụ; phương tiện đe dọa giết người dẫn đến tâm lý bất an, lo sợ cho người bị đe dọa.
Hậu quả của hành vi đe dọa giết người là sự lo sợ rằng việc bị giết có thể xảy ra nhưng chưa xảy ra trên thực tế.
Cấu thành tội phạm của tội đe dọa giết người
Mặt khách quan của tội phạm
+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).
Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).
+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.
Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau: Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ, nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ, trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ và số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ…
+ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người (phạm tội chưa đạt) với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
Chồng dọa giết vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Chồng bạn có hành vi đe dọa giết người; nếu có căn cứ làm cho bạn lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
Tội đe dọa giết người được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, mức phạt Tội đe dọa giết người được chia làm 2 khung. Cụ thể:
Khung 1
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng bao gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng gồm:
– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện; của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm; hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Giải quyết tình huống
Như vậy, hành vi đánh đập và dọa giết bạn và các con của chồng bạn; là hành vi vi phạm pháp luật. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 133 Bộ luật hình sự. Mức phạt tùy thuộc vào mức độ và hành vi
Để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bạn và các con bạn thì bạn nên trình báo với chính quyền địa phương để có biện pháp giáo dục và răn đe chồng của bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chồng giết vợ sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Tội giết người bị xử lý như thế nào?
- Hành vi đe dọa giết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chồng dọa giết vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015; quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm.
– Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm.
Như vậy, chủ thể của tội đe dọa giết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả làm chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.