Không phải cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng nào cũng diễn ra suôn sẻ, tươi đẹp. Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ vợ chồng trong hôn nhân. Vậy chồng đi nghĩa vụ có được ly hôn không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn đọc giải đáp phần nào thắc mắc của mình.
Cơ sở pháp lý
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Quyền được yêu cầu ly hôn
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 tại Điều 51 quy định về quyền được yêu cầu ly hôn của vợ chồng như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, vợ, chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn và hoặc cả hai thống nhất ly hôn thì có thể cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Ngoài ra, khi vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh không thể nhận thức, làm chủ hành vi và là nạn nhân bạo lực gia đình của người còn lại khiến sức khỏe, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Bên cạnh đó, Điều luật cũng chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng khi vợ đang có thai, đang sinh con hoặc vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ giải quyết ly hôn
Tòa án sẽ giải quyết ly hôn cho vợ chồng dựa trên các căn cứ sau đây:
– Vợ chồng tự nguyện ly hôn, đã thoả thuận được chia tài sản, trông nom con, cùng yêu cầu ly hôn thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn (theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
– Có căn cứ bạo lực gia đình hoặc nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm cuộc sống hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được (theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Chồng đi nghĩa vụ có được ly hôn không?
Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 cũng nêu rõ về các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Như vậy, chồng đi nghĩa vụ hay không, không phải là điều kiện để Tòa án hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng; và cũng không phải căn cứ để Tòa án không giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Mặt khác nó cũng không vi phạm hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Chồng đi nghĩa vụ có được ly hôn không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ thủ tục ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Vợ và chồng cùng đến hòa giải tại Tòa án theo thủ tục Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định.
Trường hợp Tòa án đã triệu tập đến lần thứ hai mà vợ hoặc chồng cố tình không đến thì Tòa án lập biên bản không tiến hành hòa giải được. Và vẫn tiến hành xử lý vụ việc ly hôn đơn phương theo thủ tục chung.
Như vậy, việc hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại ủy bản nhân dân cấp xã/phường được nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc. Người yêu cầu ly hôn hoàn toàn có thể bỏ qua bước hòa giải để nộp đơn khởi kiện ly hôn lên tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn.