Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay cho người khác vay tiền thì có cần sự đồng ý của cả 2 vợ chồng không? Hôm qua em trai tôi dưới quê có gọi điện lên vay tiền. Em tôi định mở quán cà phê nhưng còn thiếu vốn nên muốn mượn tiền, khi nào quán hoạt động ổn định sẽ trả tiền ngay. Tôi có cần phải cho vợ biết và có sự đồng ý của vợ không? Chồng cho người khác vay tiền có cần sự đồng ý của vợ không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 tài sản chung của vợ chồng gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản được phát sinh từ tài sản đã chia trong thời kỳ hôn nhân
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 tài sản riêng của vợ chồng gồm:
– Tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân
– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, cũng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng, cũng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng
– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người: ví dụ như quần áo, giày dép…
Chồng cho người khác vay tiền có cần sự đồng ý của vợ không?
Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Điều 16. Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Trong trường hợp này, anh A và chị B đã kết hôn với nhau từ năm 2005. Sau đó năm 2008 thì anh A có tài khoản ngân hàng đứng tên anh A vậy nên tài khoản ngân hàng này sẽ thuộc tài sản chung của anh A và chị B.
Anh A có cho anh C vay nhưng khi thực hiện giao dịch thì Anh A đã không cung cấp những thông tin liên quan cho anh C mặc dù việc cung cấp thông tin đó là nghĩa vụ của anh A. Như vậy theo quy định tại Điều 16 thì Anh C trong trường hợp này được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.”
Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.”
Dẫn chiếu đến Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định :
“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Trong tình huống trên thì anh A giao dịch với anh C là người thứ ba ngay tình đã được chứng minh bên trên và Anh A đã đứng tên tài khoản ngân hàng năm 2008 thì theo Điều 32 anh A là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng với anh C.
Vậy nên Anh A rút tiền ngân hàng cho C vay là giao dịch dân sự hợp pháp. A cho C vay là tài sản chung vợ chồng giữa anh A và chị B (Do anh A và chị B kết hôn từ năm 2005 mà tài khoản anh A mở và đứng tên là năm 2008 là tài sản có được sau khi kết hôn). Tuy nhiên, nó là động sản hơn nữa nó nằm trong tài khoản Ngân hàng của A nên A có quyền định đoạt đối với tài sản này.
Vậy, trong trường hợp này, chị B không có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch giữa anh A và anh C vô hiệu. Và anh C là người thứ ba ngay tình và sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.
Nợ do chồng xác lập vợ có phải chịu trách nhiệm trả cùng không?
Trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn đặt ra đối với những khoản như sau:
– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
– Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương.
– Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy: Nếu chồng vay nợ mà vợ không biết thì sẽ xảy ra hai trường hợp:
1. Cả hai phải cùng nhau chi trả khoản nợ đó: nếu có căn cứ xác định khoản nợ thuộc vào các trường hợp đã nếu ở trên.
2. Chỉ người vay mới phải có nghĩa vụ trả: nếu khoản vay đó là vay đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Như vậy, để xác định trách nhiệm liên đới trả nợ trong trường hợp vợ không biết chồng vay tiền cần dựa vào mục đích chồng vay tiền để làm gì, từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả nợ.
Mời bạn xem thêm
- Người thừa kế chết sau người để lại di sản xử lý ra sao?
- Mất căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
- Tra cứu số thẻ căn cước công dân online
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chồng cho người khác vay tiền có cần sự đồng ý của vợ không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 30 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì nếu vợ chồng không có tài sản chung; hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Điều 30…vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Theo quy định tại điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt. Sự ủy quyền này phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Như vậy, nếu có căn cứ để xác định việc mượn tiền là không được xác lập trên quan hệ đại diện vợ chồng thì khoản vây được coi là vay riêng.
Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận về nghĩa vụ vay tiền trong quan hệ kinh doanh là nghĩa vụ riêng. Trường hợp này, khoản nợ sẽ thuộc về người được quy định trong thỏa thuận của vợ chồng.
Tuy nhiên, thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Thì sẽ không phát sinh trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn.