Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính xã hội của nó. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và người nữ. Vì vậy đã có một số người chồng ỷ lại sự liên kết đặc biệt này để ép vợ của mình ở nhà nội trợ, hay thậm trí cấm đi học. Vậy Chồng cấm vợ đi học và bắt nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình mới nhất áp dụng năm 2022
- Nghị định 125/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2021
Chồng cấm vợ đi học chỉ cho nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?
Theo mục 1 Chương III Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ và chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Căn cứ Khoản 1 và Điểm a Khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
Như vậy, hành vi chồng không cho học tập nâng cao hiểu biết là hành vi vi phạm hành chính. Do đó, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật với hình phạt cảnh cáo và phải cho bạn quyền đi học.
Chồng ép vợ theo tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Theo Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, theo quy định như trên, hành vi ép buộc người khác theo tôn giáo của chồng bạn là hành vi trái pháp luật.
Chồng ép vợ quan hệ tình dục có phạm tội hiếp dâm?
Xét dưới góc độ pháp luật hình sự, tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS 2015) như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, chủ thể trong quy định trên là “người nào” và đối tượng bị xâm hại là “nạn nhân” tức hoàn toàn không có trường hợp loại trừ đối với trường hợp nạn nhân và người xâm hại là vợ – chồng. Do đó, xét dưới góc độ pháp luật hình sự thì hành vi người chồng cố ý quan hệ trái ý muốn của người vợ thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 14 BLHS 2015. Tuy nhiên trên thực tế xét xử có xảy ra hay không thì hiện tại mình chưa thấy bất kỳ thông tin nào.
Tuy nhiên, thực tế cho rằng việc quan hệ tình dục của vợ chồng là quyền và nghĩa vụ của đôi bên, vợ chồng phải duy trì hạnh phúc của gia đình và việc đáp ứng nhu cầu tình dục của nhau là điều hiển nhiên. Vì thế, sẽ chẳng bao giờ có chuyện chồng “hiếp dâm” vợ.
Quan điểm trên cũng phần nào có lý chứ không phải hoàn toàn không. Hiện nay tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình có quy định
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
…
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Căn cứ quy định trên có thể thấy hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục được xem là một hành vi “bạo lực gia đình” chứ không phải là hành vi “hiếp dâm” được quy định tại BLHS. Tuy nhiên tại Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình lại quy định
Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chồng cấm vợ đi học và bắt nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình có quy định: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…
Có thể thấy, mục đích cao cả nhất, lớn nhất của hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững.
Mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình, là các vấn đề về pháp lý và đời sống được các chủ thể cụ thể là vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân cùng hướng tới thực hiện
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, chồng bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng; đồng thời buộc phải xin lỗi công khai nếu có yêu cầu.