Thưa luật sư, nhà tôi có mảnh đất khai hoang từ thời ông nội tôi còn sống, thế nhưng do phải chuyển sang huyện khác làm việc nên gia đình tôi đã cho gia đình bác họ mượn. Bây giờ đòi lại thì không trả; Luật sư có thể tư vấn cho tôi làm thế nào để đòi lại mảnh đất đó? Cách đòi lại như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cho người khác mượn đất để canh tác ngày xưa được diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và canh tác mảnh đất đã mượn thì người đi mượn lại có ý chiếm đoạt và không chịu trả lại đất. Vậy thì phải sao khi gặp phải những tình huống như thế? Để có những hiểu biết về vấn đề này; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Có được cho mượn đất theo quy định?
Điều 167 Luật đất đai cho phép người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên lại không nhắc đến quyền cho mượn đất.
Bởi vì không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về việc cấm thực hiện giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất; cho nên chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm bởi quyền sử dụng đất là một loại tài sản; điều đó đồng nghĩa với việc “cho mượn đất” trên thực tế là điều hết sức bình thường và không vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:
“Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo như quy định của pháp luật dân sự nói chung, luật đất đai nói riêng, thì đối với quyền sử dụng đất, pháp luật chỉ thừa nhận quyền sở hữu khi được đăng ký quyền sử dụng đất, chỉ đến khi hoàn tất thủ tục này thì quyền sử dụng đất đối với phần đất này mới được xác lập. Còn đối với trường hợp này, theo quy định tại Điều 517 Bộ luật dân sự:
“Điều 517. Quyền của bên cho mượn tài sản
Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
…”
Làm gì để đòi lại được đất đã cho mượn?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hiểu là:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Đồng thời, Điều 97 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản; khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được cấp có thể xác định được ai là chủ sở hữu mảnh đất và có quyền sử dụng đất. Do vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phải được cấp cho đúng chủ thể có quyền sử dụng đất. Trường hợp này, nếu không có căn cứ; xác minh người họ hàng xa của gia đình bạn là chủ thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mà chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho người này là vi phạm quy định của pháp luật.
Cho mượn đất không trả, phạm tội gì?
Trong trường hợp này, căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội; mà người đó có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự:
Đối với Tội Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định; tại Điều 1754 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản; của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174; và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống; chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
[…]
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng; đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm; đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cho mượn đất không trả”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy phép flycam giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Cho mượn đất để canh tác là việc người có đất cho người khác mượn trên đất mà họ làm chủ để canh tác, trồng trọt. Người được mượn không phải trả tiền cho người chủ. Khi hết thời hạn các bên thỏa thuận thì việc cho mượn chấm dứt. Người mượn phải trả lại tài sản đã mượn cho người cho mượn.
Theo quy định tại Điều 494 BLDS 2015 thì “Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Hợp đồng cho mượn, cho “ở nhờ” nhà đất là hợp đồng đơn vụ: bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn.
Là hợp đồng không có đền bù: Bên cho mượn giao nhà đất cho bên mượn mà không thu bất kỳ lợi nhuận nào. Bên mượn không phải trả lại cho bên cho mượn khoản lợi nào.
Đối tượng của hợp đồng là vật không tiêu hao: Bên mượn sau quá trình sử dụng phải trả lại chính vật đã mượn. Vật tiêu hao không là đối tượng của hợp đồng mượn vì sau khi sử dụng không còn tính chất, hình dáng ban đầu.
Là hợp đồng ưng thuận hoặc là hợp đồng thực tế: Pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp phát sinh
Tranh chấp hợp đồng cho mượn đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015).
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.