Chính thức: Sẽ không bắn pháo hoa vào Tết Nguyên Đán 2022. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong đó không bắn pháo hoa vào dịp Tết 2022 là một trong biện pháp điển hình.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Không bắn pháo hoa để tập trung cao nhất công tác phòng chống dịch COVID-19
Chỉ thị nêu rõ, Bộ Y tế chủ trì; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ; về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông – Xuân.
Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly; điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K; đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi; mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19.
Ngoài ra, Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì; triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng.
Giao nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ không bắn pháo hoa
Bộ Tài chính chủ trì theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; có các phương án chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19.
Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động lượng tiền cung ứng, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán dịp cuối năm và yêu cầu kiểm soát lạm phát.
Hướng dẫn địa phương tạm dừng tổ chức lễ hội và không bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán
Hướng dẫn không bắn pháo hoa đối với địa phương
Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội; không bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc; hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương; Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Chỉ thị yêu cầu các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt; tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư và Chỉ thị này; tập trung nỗ lực cao nhất công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống; chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm vừa phòng chống dịch COVID-19; vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Hướng dẫn không bắn pháo hoa đối với cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xử phạt hành chính hành vi đốt pháo vào Tết 2022
Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi về quản lý, sử dụng pháo được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trường hợp sử dụng các loại pháo mà không được phép.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đối với hành vi:
+ Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa;
+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nếu sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang vào; hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo.
Áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa. Trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
Lưu ý: Theo điểm e khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xử lý hình sự hành vi đốt pháo vào Tết 2022
Căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 về tội gây rối trật tự công cộng. Người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Chính thức: Sẽ không bắn pháo hoa vào Tết Nguyên Đán 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Pháp hoa được hiểu theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định về sử dụng pháo hoa. Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc xử lý hành chính.
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo thì nội dung này được quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ:
1. Tết Nguyên đán
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
3. Ngày Quốc khánh
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.