Khiếu nại, tố cáo là hai quyền cơ bản của công dân. Do đó, hôm nay – ngày 15/11/2021, các chính sách mới về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Vậy chính sách mới có hiệu lực hôm nay (15/11/2021) sẽ có điểm gì cần lưu ý. Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 04/2021/TT-TTCP
- Thông tư 05/2021/TT-TTCP
Nội dung tư vấn
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân; được ghi nhận trong Hiến pháp lần thứ 30 năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001: “Mọi người có quyền khiếu nại và trình báo với chính quyền, tổ chức, cá nhân. Nó có thẩm quyền đối với các hành động bất hợp pháp của các cơ quan chính phủ, tổ chức và cá nhân.“
Căn cứ vào koản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình“.
Tố cáo là gì?
Dựa theo Điều 2 của Luật Tố cáo thì tố cáo được quy định: “là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức“.
Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (15/11/2021)
Người đứng đầu cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân định kỳ
Căn cú theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định về quy trình tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị.
Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết.
Xử lý đơn tố cáo, khiếu nại bằng tiếng nước ngoài
Căn cứ vào Thông tư 05/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Có điểm mới trong quá trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo bằng tiếng nước ngoài. Và là một trong những chính sách mới có hiệu lực hôm nay (15/11/2021).
Cụ thể, Điều 6 Thông tư này quy định, các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh…
Trong khi đó, theo quy định trước đây, các đơn này chỉ được xử lý khi dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn.
Tầm quan trọng của khiếu nại, tố cáo
- Thứ nhất, thông qua các hoạt động giải quyết khiếu nại và tố cáo, các cơ quan chính quyền cấp trên có thể kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của cấp dưới.
- Thứ hai, giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động bảo đảm pháp quyền trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chính quyền, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước. Nhà nước và xã hội, trật tự, kỷ cương, bảo vệ hệ thống pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật.
- Thứ ba, làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kỷ cương và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.
- Ngoài ra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn góp phần phát huy quyền tối cao của quần chúng, nâng cao tính quản lý của nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hướng dẫn viết đơn khiếu nại tố cáo hành chính
Để viết một đơn khiếu nại tố cáo hành chính không khó nhưng để có thể viết một đơn chuẩn thì không dễ. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn viết đơn khiếu nại tố cáo hành chính sau đây:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Vd: UBND thành phố Đà Nẵng
(2) Họ tên người khiếu nại
– Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Các thông tin cụ thể về người khiếu nại: nơi thường trú, CMND,….
(3) Khiếu nại về gì, của ai. Vd: khiếu nại về quyết định hành chính của chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
(4) Giải trình về vụ việc cần khiếu nại: Ghi tóm tắt sự việc đến khiếu nại, tại sao khiếu nại…
(5) Yêu cầu giải quyết khiếu nại, lời cam đoan những điều viết trên là đúng…
(6) Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn kèm với chữ ký (ghi rõ họ tên) của người khiếu nại
Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính mới nhất
Sau đây, Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính mới nhất 2019:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về việc…………………..)
Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………….
Tên tôi là:(2)……………………………. sinh ngày……….tháng……….năm……………
Thường trú tại:………………………. …………………………………………………..
Số CMND………………………………………………………………………………..
Ngày và nơi cấp:…………………………………………………………………………
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………….
Nơi làm việc:……………………………………………………………………………..
Khiếu nại về (3): ……………………………………………………………………………………………………..
Giải trình vụ việc cần khiếu nại:(4)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Yêu cầu giải quyết khiếu nại:(5)
– Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)
– Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.
Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mong quý cơ quan xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ……………………
………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.
………….., ngày…. tháng… năm….
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (15/11/2021). Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định ky luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011
Khi có căn cứ quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015
Nếu không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần 2 đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết thủ tục của Luật tố tụng hành chính 2015.
Các khó khăn khi thực hiện khiếu nại:
Người khiếu nại khiếu nại không đúng thẩm quyền
Xác định hành vi hành chính hay quyết định hành chính bị khiếu nại không chính xác
Chưa biết cách trình bày đơn khiếu nại và đặc biệt lý do khiếu nại chưa nêu rõ ràng được cơ sở pháp lý và khó chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm
Chưa biết cách thu thập những tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc khiếu nại là đúng, chính xác.
Khiếu nại khi đã hết thời hạn khiếu nại
Bị cơ quan có thẩm quyền gây khó dễ
Khiếu nại không được giải quyết trong thời hạn và không đảm bảo trình tự trong khi người khiếu nại lại chưa biết cách đốc thúc quá trình giải quyết khiếu nại
Đơn khiếu nại bị từ chối giải quyết hoặc giải quyết nhưng không thỏa đáng.