Hiện nay, dịch cúm đang xuất hiện trở lại, đòi hỏi sự phòng chống dịch bệnh của người trực tiếp chăn nuôi cũng như chính quyền địa phương. Vậy chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Nhà nước được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 1442/QĐ-TTg
Nguyên tắc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Mức hỗ trợ trực tiếp cho chủ chăn nuôi
Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn.
- Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai.
- Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Trường hợp giá bán gia súc, gia cầm có sự thay đổi lớn, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ nêu trên cho phù hợp với giá bán gia súc, gia cầm trên thị trườn
Hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch như sau
Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin với mức bình quân cho một lần tiêm: 2.000 đồng/con lợn; 4.000 đồng/con trâu, bò; 200 đồng/con gia cầm. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/người/ngày.
Chi phí thực tế tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc trong vùng dịch phải tiêu hủy; gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y.
Chi phí hóa chất các loại để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho người tham gia phòng, chống dịch.
Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy); phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức chi tối đa 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết
Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho kiểm tra phát hiện, chẩn đoán bệnh dịch và phòng chống dịch theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc
Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch (chỉ áp dụng cho đàn giống đang trong thời kỳ khai thác sản xuất và theo số lượng giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi) do không tiêu thụ được sản phẩm.
Hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian có dịch trên địa bàn do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật về thú y, bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc khử trùng, tiêu độc; trang phục phòng hộ và bồi dưỡng cho người tham gia công tác phòng, chống dịch.
Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí phòng, chống dịch
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm (chưa đủ điều kiện công bố dịch) theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước cho phù hợp, nhưng tối đa không vượt quá mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này
Hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương như sau:
- Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch.
- Đối với các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch.
- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.
- Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch.
- Ngoài kinh phí trung ương hỗ trợ theo quy định tại các điểm a, b, d khoản 2 Điều này, phần còn lại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chủ động bố trí từ ngân sách địa phương để thực hiện.
- Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.
- Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
- Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng bản sao không công chứng chứng thực thì có được xem là nguồn chứng cứ được không?
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Nhà Nước″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; xin hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoanh nợ trong thời gian hai năm (chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai), một năm (chăn nuôi lợn, gia cầm) đối với số dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương mà các chủ chăn nuôi đã vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để chăn nuôi trước khi có dịch nhưng bị thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra.
Các tổ chức tín dụng không thu nợ lãi tiền vay phát sinh trong thời gian khoanh nợ đối với số dư nợ được khoanh và được tính giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng với số lãi mà các tổ chức tín dụng không thu được.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm 2022, một số dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm, đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố.
Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với 32,6 triệu con gia cầm, 1,56 triệu con lợn, 171.251 con trâu, bò. Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định. Trong đó, đàn trâu, bò chủ yếu mắc các bệnh: Tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi; tỷ lệ ốm chiếm 0,84%/tổng đàn. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh: Phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy; tỷ lệ ốm chiếm 3,62%/tổng đàn. Đàn gia cầm mắc các bệnh: Tụ huyết trùng, Newcastle… tỷ lệ ốm chiếm 1,2%/tổng đàn.