Mặc dù từ thiện là việc làm tốt đẹp, giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt số tiền này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ sẽ có những chế tài xử lý đối với họ. Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Trong đó quy định, Chiếm đoạt từ thiện sẽ bị phạt tiền lên tới 10 triệu đồng. Và để làm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 03/2022/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Chiếm đoạt từ thiện được hiểu như thế nào?
Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Theo đó chiếm đoạt từ thiện là việc cá nhân, tổ chức có hành vi chuyển dịch trái pháp luật tiền, hàng cứu trợ hay các hàng hóa, tài sản khác được sử dụng để từ thiện với mục đích vụ lợi cá nhân hoặc mục đích khác.
Hiện nay, theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP, công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.
Chiếm đoạt từ thiện sẽ bị phạt tiền tới 10 triệu đồng
Ngày 06 tháng 01 năm 2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Trong đó tại Điều 14 quy định như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.“
Hàng cứu trợ với mục đích giúp đỡ cho những đối tượng khó khăn với ý nghĩa từ thiện. Chiếm đoạt hàng cứu trợ chính là việc chiếm đoạt từ thiện.
Theo quy định trên, hành vi chiếm đoạt hàng cứu trợ nếu chưa đến mức xử lý hình sự sẽ bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng đối với cá nhân.
Đối với tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó tổ chức vi phạm có thể bị phạt lên tới 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung “Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ”.
Thời hiệu xử phạt hành chính với vi phạm chiếm đoạt từ thiện
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
Trong đó thời điểm bắt đầu tính thời hiệu đối với hành vi chiếm đoạt từ thiện có thể được tính từ khi hành vi kết thúc. Nếu không xác định được thời điểm kết thúc hành vi vi phạm thì xác định là hành vi đang diễn ra.
Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
Tại Điều 7 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định:
“Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 36 Nghị định này thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Trường hợp đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Vì hành vi chiếm đoạt từ thiện sẽ có thể bị truy cứu hình sự về một trong các tội:
+Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự)
Dùng thủ đoạn để lừa người khác với mục đích chiếm đoạt tiền, hàng hóa dùng để từ thiện. Giá trị của tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng hoặc có hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS.
+Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự)
Người vi phạm có được tiền, hàng hóa từ thiện từ người khác một cách hợp pháp. Nhưng sau đó có ý định chiếm đoạt với số tiền, hàng hóa đó. Giá trị chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 175 BLHS.
Do đó, khi phát hiện người chiếm đoạt từ thiện, người có thẩm quyền cần chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tố tụng để họ xem xét có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm.
Vì vậy nếu đủ điều kiện xử lý hình sự, người vi phạm sẽ không bị xử lý hành chính nữa.
Trường hợp không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh đó:
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Khi đã nhận hồ sơ, nhưng thấy người vi phạm chưa đủ điều kiện để truy cứu hình sự. Hồ sơ sẽ được chuyển lại cho người có thẩm quyền xử phạt hành chính để họ xử phạt với người vi phạm.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Chiếm đoạt từ thiện sẽ bị phạt tiền tới 10 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Người làm từ thiện được phép giữ bí mật về số tiền ủng hộ?
- Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu có vi phạm pháp luật không?
- Lập Facebook ảo để chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử lý như thế nào?
- Có được đi làm từ thiện sau 18h ở TP HCM hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân kêu gọi từ thiện cần đáp ứng các điều kiện:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự
2. Phải cam kết thời gian giải ngân từ thiện
3. Phải thông báo với UBND cấp xã nơi cư trú
4. Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện
5. Phải thông báo với chính quyền nơi đến từ thiện
6. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về việc phân phối tiền từ thiện
Người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính có thể bị xử lý bằng các hình thứ sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.