Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp, Công ty chúng tôi ký kết hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và thi công, lắp đặt hệ khung thép và panel tường ngoài nhà xưởng 7, 8 khu 12 ha tại khu công nghiệp Yên Phong mở rộng. Đến tháng 6/2022, chúng tôi đã hoàn thành 80% khối lượng công việc và đang thực hiện công tác nghiệm thu giai đoạn. Theo điều khoản của hợp đồng, giai đoạn này chúng tôi phải xuất hóa đơn cho bên B. Trong báo giá chúng tôi có báo giá tổng hợp, chỉ rõ giá trị vật liệu và giá trị nhân công, ghi chung một mức thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 10% cho toàn bộ hàng hóa, dịch vụ. Các vật liệu chính cung cấp là: Panel tường ngoài xốp chống cháy, các phụ kiện cũng làm từ tôn. Tôi tra cứu mã danh mục thì vật tư tôn và phụ kiện tôn này thuộc mã ngành 241 – sản phẩm gang, sắt, thép, không được giảm thuế. Phần dịch vụ thi công, lắp đặt thuần túy là chi phí nhân công, thuộc mã ngành 4330, được giảm thuế. Vậy chi phí nhân công có được giảm thuế không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và chia sẻ đến bạn quy định pháp luật có liên quan, Hi vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 41/2022/NĐ-CP
- Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
Quy định pháp luật về chi phí nhân công.
Chi phí lao động hay còn được gọi là chi phí nhân công được định nghĩa là tổng của tất cả tiền lương trả cho người lao động, cũng như chi phí phúc lợi của người lao động và thuế trả lương do người sử dụng lao động trả. Chi phí lao động được chia thành chi phí trực tiếp và gián tiếp (chi phí chung). Chi phí trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.
Chi phí lao động có thể được phân thành hai loại chính, chi phí lao động trực tiếp (sản xuất) và chi phí lao động gián tiếp (phi sản xuất).Chi phí trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.Nếu chi phí lao động được phân bổ hoặc đánh giá không phù hợp, nó có thể làm cho giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ lệch khỏi giá thành thực của chúng và làm tổn hại đến lợi nhuận.
Khi nhà sản xuất định giá bán một sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ tính đến chi phí lao động, vật liệu và chi phí chung. Giá bán phải bao gồm tổng chi phí phát sinh; nếu bất kỳ chi phí nào được bỏ ra ngoài tính toán giá bán, số lợi nhuận thấp hơn dự kiến. Nếu nhu cầu về một sản phẩm giảm, hoặc nếu sự cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá, thì công ty phải giảm chi phí lao động để vẫn có lãi. Để làm được như vậy, doanh nghiệp có thể giảm số lượng lao động, cắt giảm sản xuất, yêu cầu mức năng suất cao hơn hoặc giảm các yếu tố khác trong chi phí sản xuất. Trong một số trường hợp, chi phí lao động có thể chuyển trực tiếp sang người tiêu dùng. Ví dụ, trong lĩnh vực khách sạn, tiền boa thường được khuyến khích, cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí nhân công.
Chi phí lao động trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp được định nghĩa ở đây đó chính là tiền lương hoặc tiền công trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm. Nói cách khác, những chi phí này là chi phí trả cho người lao động tạo ra sản phẩm mà nhà sản xuất bán ra. Có một sự khác biệt nhỏ giữa chi phí lao động trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp. Lao động là công việc thực tế mà người lao động làm để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí lao động là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc.
Chi phí nhân công trực tiếp là một phần của bảng lương hoặc bảng lương có thể được ấn định cụ thể và nhất quán cho hoặc liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm, một đơn đặt hàng công việc cụ thể hoặc cung cấp một dịch vụ. Ngoài ra, chúng ta có thể nói nó là chi phí của công việc được thực hiện bởi những công nhân thực sự tạo ra sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phát sinh để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tổng số chi phí nhân công trực tiếp lớn hơn nhiều so với tiền lương phải trả. Nó cũng bao gồm thuế tiền lương liên quan đến các khoản lương đó, cộng với chi phí bảo hiểm y tế do công ty chi trả, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bất kỳ khoản đóng góp lương hưu nào phù hợp với công ty và các lợi ích khác của công ty.
Chi phí nhân công có được giảm thuế không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP:
“4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.
Căn cứ Phụ lục II – Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
“C: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
… Sản xuất các bộ phận cấu thành và các chi tiết, phụ tùng chuyên dụng kèm theo máy móc thiết bị theo quy tắc được phân loại vào cùng một nhóm máy móc thiết bị có chi tiết phụ tùng kèm theo nó…”.
Căn cứ hướng dẫn tại Phụ lục I – Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT; Phụ lục II – Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế GTGT; Phụ lục III – Danh mục hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin không được giảm thuế GTGT (ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP).
Căn cứ Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống khung thép và panel tường ngoài (được cấu tạo từ tôn, xốp chống cháy và một số phụ kiện khác, kèm theo một số phụ kiện bằng tôn và thực hiện nghiệm thu khối lượng hoàn thành để xuất hóa đơn trong tháng 6/2022 thì việc giảm thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP như sau:
+ Dịch vụ lắp đặt hệ thống khung thép thuộc “Dịch vụ lắp đặt, lắp ráp và lắp dựng các cấu kiện và cấu kiện đúc sẵn khác – mã 4390022”; Dịch vụ lắp đặt panel tường ngoài thuộc “Dịch vụ lắp đặt tấm lớp, vách ngăn khác – mã 4330069” thuộc Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg) và không thuộc Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III (ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nên các dịch vụ trên được giảm thuế GTGT;
+ Hệ thống khung thép thuộc nhóm sản phẩm “Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại – 2511011”; Panel tường ngoài (được cấu tạo từ tôn, xốp chống cháy và một số phụ kiện khác), kèm theo một số phụ kiện bằng tôn thuộc nhóm sản phẩm “Cấu kiện khác và bộ phận của chúng bằng sắt, thép, nhôm – mã 2511619” thuộc Phụ lục I (ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nên các sản phẩm trên không được giảm thuế GTGT;
Trường hợp Công ty đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, nếu hóa đơn điện tử của Công ty được thiết kế để lựa chọn nhiều loại thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn thì Công ty có thể viết chung các loại hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT/không được giảm thuế GTGT như hướng dẫn trên một hóa đơn nhưng phải bảo đảm thông tin rõ ràng về tên hàng hóa, dịch vụ, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT tương ứng theo đúng quy định tại Điều 2 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?
- Lắp ráp ô tô trong nước có được giảm phí trước bạ không?
- Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Chi phí nhân công có được giảm thuế không?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục đổi tên căn cước công dân, thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi một nhà sản xuất tính giá bán của sản phẩm, công ty sẽ tính đến chi phí nhân công, vật liệu và chi phí hoạt động trong giá của sản phẩm. Giá bán phải bao gồm tổng chi phí phát sinh; nếu có bất kì chi phí nào nằm ngoài tính toán giá bán, số tiền lãi sẽ thấp hơn dự kiến.
Nếu nhu cầu về một sản phẩm giảm, hoặc nếu cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá, công ty phải giảm chi phí nhân công để duy trì lợi nhuận.
Để làm giảm chi phí nhân công, doanh nghiệp có thể giảm số lượng nhân viên, cắt giảm sản xuất, yêu cầu mức năng suất lao động cao hơn hoặc giảm các yếu tố khác trong chi phí sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất sản phẩm, bao gồm công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp có liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.
Chi phí nhân công cũng được phân loại là chi phí nhân công cố định hoặc chi phí nhân công biến đổi.
Ví dụ, chi phí nhân công để vận hành máy móc là một chi phí biến đổi, thay đổi theo mức độ sản xuất của công ty. Một công ty có thể dễ dàng tăng hoặc giảm chi phí nhân công biến đổi bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất.
Chi phí nhân công cố định có thể bao gồm tiền thù lao cho các hợp đồng dịch vụ lao động dài hạn. Một công ty có thể có hợp đồng với một nhà cung cấp bên ngoài để thực hiện sửa chữa và bảo trì thiết bị, và đó là chi phí nhân công cố định.