Bảo hiểm y tế là một trong những chế độ nổi bật và quan trọng trong hoạt động an sinh xã hội tại nước ta. Theo đó người tham gia bảo hiểm y tế khi không may có rủi ro về sức khỏe thì sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán toàn bộ hoặc một phần các chi phí khám, chữa bệnh khi đủ điều kiện. Vậy nên việc tham gia bảo hiểm y tế là điều rất cần thiết đối với người dân. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa tham gia bảo hiểm y tế, vậy thì “Chi phí nằm viện không có bảo hiểm” hiện nay là bao nhiêu?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh chữa bệnh không có thẻ Bảo hiểm y tế
Khi không có bảo hiểm Y tế lúc khám chữa bệnh thì người bệnh sẽ giảm tiến hành chi phí khám chữa bệnh như bình thường. Tuy nhiên pháp luật quy định một số quyền lợi cho người khám bệnh nhưng không có thẻ Bảo hiểm y tế.
Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh khi thẻ BHYT chưa có hiệu lực:
Hiện nay, pháp luật có những quy định nào để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT? Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 :
“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT”.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu việc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của NLĐ thì doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự.
Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh trong thời gian thẻ BHYT đã có hiệu lực nhưng không mang thẻ hoặc trước khi ra viện không xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ:
Khi đi khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ, NLĐ có thể xin giấy xác nhận tham gia BHYT từ cơ quan BHXH để sử dụng tạm thời hoặc có thể đi khám chữa bệnh, thanh toán chi phí với bệnh viện sau đó làm hồ sơ thanh toán lại chi phí BHYT trong phạm vi được hưởng.
Để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trường hợp này. Hồ sơ thanh toán chi phí BHYT trực tiếp với cơ quan BHXH bao gồm:
Điều kiện
– Khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở KCB không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHYT.
– NLĐ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp thẻ BHYT.
– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại điều 26, 27, 28 Luật Bảo hiểm y tế.
Hồ sơ giải quyết
– Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (cơ quan BHXH cung cấp)
– Thẻ BHYT
– Chứng minh thư nhân dân
– Bảng chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, giấy ra viện, hóa đơn thu viện phí và các giấy tờ liên quan)
Thời hạn giải quyết
– Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nới NLĐ tham gia BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú.
– Trong thời hạn tối đa 40 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người có yêu cầu, cơ quan BHXH phải hoàn thành việc giám định và tiến hành thanh toán chi phí KCB trực tiếp cho người bệnh.
Mức thanh toán BHYT
– Trường hợp người bệnh đến cơ sở KCB chữa các bệnh trong có danh mục BHYT thanh toán sẽ trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.
– Trường hợp người bệnh đến KCB tại các cơ sở không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định sau:
Loại hình khám bệnh, chữa bệnh | Tuyến chuyên môn kỹ thuật | Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng) |
1. Ngoại trú | Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương | 60.000 |
2. Nội trú | Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương | 500.000 |
Cơ sở y tế tỉnh và tương đương | 1.200.000 | |
Cơ sở y tế trung ương và tương đương | 3.600.000 |
*Lưu ý:
– Các trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú không thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT không được quỹ BHYT thanh toán.
– Các trường hợp mất giấy ra viện thì liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xin giấy xác nhận sao y.
Hiện nay, pháp luật đang có rất nhiều quy định để đảm bảo quyền lợi người bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh không có thể BHYT. Đặc biệt, Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Thay vào đó, người dân được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT được hiển thị trên ứng dụng Vss-ID. Trong trường hợp mất thẻ BHYT giấy, người dân vẫn có thể sử dụng VssID và mọi quyền lợi của người KCB vẫn sẽ được đảm bảo như khi sử dụng BHYT bằng giấy.
Chi phí nằm viện không có bảo hiểm là bao nhiêu?
Khi không có bảo hiểm Y tế thì chi phí nằm viện tính theo quy định của bệnh viên đó hoặc nhà nước. Chi phí bao gồm các khoản dịch vụ điều trị khác nhau. Vậy chi phí nằm viện không có bảo hiểm là bao nhiêu tiền?
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 37/2018 về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở y tế của Nhà nước. Theo đó:
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 37.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng II giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 33.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng III giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 26.000 đồng/lượt.
Theo đó, giá tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) dịch vụ khám bệnh ở các CSYT của Nhà nước giảm so với Thông tư 02/2017/TT-BYT như sau:
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 37.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng II giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 33.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng III giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt;
– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 26.000 đồng/lượt.
Ngoài ra, Thông tư 37 cũng công bố:
+ Mức tối đa khung giá dịch vụ ngày giường điều trị tại Phụ lục II;
+ Mức tối đa khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm tại Phụ lục III;
+ Bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật đã được Bộ Y tế xếp tương đương tại các Quyết định của Bộ Y tế tại Phụ lục IV.
Cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh không có bảo hiểm
Mức giá tối đa các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế; cụ thể như sau:
– Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá khám bệnh
+ Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác khám bệnh;
+ Chi phí về điện; nước; nhiên liệu; xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng); giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong quá trình khám bệnh;
+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh.
– Các chi phí trực tiếp tính trong giá dịch vụ ngày giường điều trị
+ Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, chăn, ga, gối, đệm, màn, chiếu; văn phòng phẩm; găng tay sử dụng trong thăm khám, tiêm, truyền, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác chăm sóc và điều trị hằng ngày (kể cả các chi phí để thay băng vết thương hoặc vết mổ đối với người bệnh nội trú, trừ các trường hợp được thanh toán ngoài mức giá ngày giường bệnh quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư này); điện cực, cáp điện tim, băng đo huyết áp, dây cáp SPO2 trong quá trình sử dụng máy theo dõi bệnh nhân đối với giường hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực.
Riêng chi phí về thuốc, máu, dịch truyền, một số vật tư y tế (ngoài các vật tư nêu trên); các loại bơm tiêm, kim tiêm, kim láy thuốc dùng trong tiêm, truyền, bơm cho ăn; dây truyền dịch, ống nối, dây nối bơm tiêm điện, máy truyền dịch dùng trong tiêm, truyền; khí ôxy, dây thở ôxy, mask thở ôxy (trừ các trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng dịch vụ thở máy) chưa tính trong cơ cấu giá tiền giường bệnh, được thanh toán theo thực tế sử dụng cho người bệnh.
+ Các chi phí quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phục vụ việc chăm sóc và điều trị người bệnh theo yêu cầu chuyên môn.
– Các chi phí trực tiếp tính trong giá dịch vụ kỹ thuật y tế
+ Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, đồ vải; văn phòng phẩm; thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế sử dụng trong quá trình thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế;
+ Các chi phí quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phục vụ cho việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế theo yêu cầu chuyên môn.
– Chi phí tiền lương tính trong giá khám bệnh, ngày giường bệnh và các dịch vụ kỹ thuật y tế, gồm:
+ Tiền lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
+ Phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
– Chi phí tiền lương trong giá dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều này không bao gồm các khoản chi theo chế độ do ngân sách nhà nước bảo đảm quy định tại các văn bản sau đây:
+ Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng thuộc Bộ Y tế, các Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 1, 2, 2B, 3 và 5, Khoa A11 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Khoa A11 Viện Y học cổ truyền Quân đội (sau đây gọi tắt là Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg) và Quyết định số 20/2015/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg;
+ Điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ… Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi phí nằm viện không có bảo hiểm” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT 2008 đã quy định một trong các trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng là thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người tham gia BHYT thì vẫn có trường hợp thẻ BHYT đã hết hạn nhưng người bệnh vẫn được hưởng các quyền lợi về BHYT.
Trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.
Theo đó, nếu người bệnh đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn thì tiếp tục được hưởng các quyền lợi về BHYT đến khi ra viện nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn.
Bên cạnh đó, cơ sở khám chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị phải thông báo cho người đó và cơ quan bảo hiểm xã hội để người bệnh tiếp tục tham gia BHYT.
Theo đó, nếu người bệnh vẫn phải nằm viện dài ngày thì cần tiến hành gia hạn thẻ BHYT trong 15 ngày kể từ ngày hết hạn để đảm bảo các quyền lợi về BHYT.
Số lần và giá khám bệnh trong một số trường hợp được xác định như sau:
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì việc thanh toán tiền khám bệnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh nhưng đến khám và vào điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng theo yêu cầu chuyên môn thì không thanh toán tiền khám bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức các phòng khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người bệnh đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám tại các phòng khám chuyên khoa của khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh. Việc tính chi phí và số lần khám bệnh trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
3. Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.
4. Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy có biểu hiện bất thường, quay trở lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở