Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Minh Thắng, hiện tại tôi đang làm kế toán cho một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên tôi cũng chỉ mới vào làm nên còn nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt vừa rồi công ty có giao cho tôi công việc mua hóa đơn GTGT với cơ quan thuế. Đây là lần đầu tôi làm việc này nên chưa rõ cần thực hiện ra sao, không rõ khoản chi phí cần bỏ ra để mua hóa đơn của cơ quan thuế là khoảng bao nhiêu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi chi phí mua hóa đơn của cơ quan thuế là bao nhiêu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Chi phí mua hóa đơn của cơ quan thuế là bao nhiêu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 39/2014/TT-BTC
Những đối tượng nào được phép mua hóa đơn GTGT của cơ quan thuế?
Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, tất cả các cá nhân, hộ, tổ chức kinh doanh đều thuộc đối tượng được phép cấp hóa đơn.
Tuy nhiên, đối với các đối tượng không phải là cá nhân, hộ và doanh nghiệp kinh doanh nhưng lại có phát sinh hoạt động cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa cần phải có hóa đơn để giao cho khách hàng thì vẫn được phép mua hóa đơn. Loại hóa đơn mà cơ quan thuế cấp cho đối tượng trong trường hợp này là hóa đơn bán lẻ thuộc loại bán hàng.
Trong trường hợp đối tượng không là doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn.
Như vậy, mọi đối tượng là cá nhân, hộ và doanh nghiệp kinh doanh hoặc không kinh doanh nếu đáp ứng đủ điều kiện của cơ quan thuế và có nhu cầu thì đều được phép mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Chi phí mua hóa đơn của cơ quan thuế là bao nhiêu?
Hiện nay, không ít kế toán doanh nghiệp có thắc mắc về chi phí mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp, cá nhân được phép mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ chỉ phải trả chi phí đúng theo giá niêm yết đã được quy định bởi cơ quan thuế. Mọi chi phí phát sinh khác đều là trái với quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh cũng cần lưu ý rằng: Việc bán hóa đơn bắt buộc phải do cơ quan thuế thực hiện. Doanh nghiệp cần nắm vững quy định này để tránh bị lừa, mua phải hóa đơn giả, bất hợp pháp, dẫn tới nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Những dịch vụ nào làm phát sinh hóa đơn GTGT?
Trong hóa đơn GTGT hay hóa đơn đỏ thường thể hiện thông tin giá trị hàng bán dịch vụ cung cấp cho người mua, thông tin người bán, người mua do bên cung cấp dịch vụ xuất, đồng thời là căn cứ xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Một số hoạt động, dịch vụ sau đây làm phát sinh hóa đơn đỏ cụ thể như sau:
– Mua bán hàng hóa dịch vụ, sản phẩm nội địa
– Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
– Vận tải trong nước và quốc tế…
Trong trường hợp đặc biệt hơn, hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chính vì lý do đó mà hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ nhằm bù trừ, cân đối giữa thuế giá trị gia tăng đầu và và đầu ra nhằm hạn chế số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp cho cơ quan nhà nước.
Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hướng dẫn thủ tục mua hóa đơn của cơ quan cụ thể như sau:
Nơi tiếp nhận hồ sơ mua hóa đơn: Phòng Ấn chỉ Chi cục thuế quản lý trực tiếp đối với đối tượng mua hóa đơn.
Hồ sơ mua hóa đơn:
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Giấy ủy quyền: người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
– Văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) trong trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
– Dấu mộc vuông: Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.
Trình tự giải quyết:
Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.
Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.
Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chi phí mua hóa đơn của cơ quan thuế là bao nhiêu?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo tại mẫu đơn xác nhận độc thân,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Mua hóa đơn bán lẻ của cơ quan thuế được không?
- Cách tra cứu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định bị xử phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Mục IV Phần I Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
…
4. Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;
…
Do đó, Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
Căn cứ theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục I Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 quy định như sau:
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
…
2. Kiểm tra hồ sơ khai thuế
2.1. Nguyên tắc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
– Các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, quí và năm (gọi chung là hồ sơ khai thuế) người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra thường xuyên theo quy định tại Điều 77, Luật Quản lý thuế và kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật quản lý thuế.
– Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm tất cả hồ sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác.
– Đối với các trường hợp đóng mã số thuế nhà thầu, mã số thuế chi nhánh nếu chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ghi nhận biên bản và tiến hành các thủ tục đóng mã số thuế theo quy định.
– Đối với các loại hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đã có phần mềm tin học hỗ trợ kiểm tra thì áp dụng các phần mềm ứng dụng tin học của ngành thuế để kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin và kịp thời phát hiện rủi ro trong các hồ sơ khai thuế.
…
Bước 1: Vào Quản lý thu/Hóa đơn. Với những hóa đơn đã phát hành bị cơ quan thuế từ chối cấp mã có trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã
Bước 2: Tích chọn vào hóa đơn cơ quan thuế từ chối cấp mã, nhấn Cấp hóa đơn
Bước 3: Sau khi cấp hóa đơn thành công, phát hành hóa đơn vừa cấp lại tương tự như khi phát hành hóa đơn mới
Bước 4: Có thể tìm kiếm nhanh hóa đơn cơ quan thuế từ chối cấp mã bằng cách nhấn vào Trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã hoặc chọn trạng thái Đã cấp – Từ chối cấp mã trên thanh công cụ