Thưa luật sư, tôi muốn đăng ký mã vạch sản phẩm, nhưng vẫn chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc đăng ký mã vạch sản phẩm là gì? Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm là bao nhiêu? Những lưu ý gì khi đăng ký mã vạch sản phẩm? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Mã vạch sản phẩm là gì?
Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa mã hóa bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thắng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được thể hiện theo mã vạch sản phẩm như nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô sản xuất hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, kích thước/ thông số sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
- Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
- Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…
Đăng ký mã vạch là gì?
Đăng ký mã vạch sản phẩm là một quá trình do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc qua bên đại diện mà khách hàng ủy quyền thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Văn phòng mã số mã vạch GS1. Khi đăng ký, Tổ chức/doanh nghiệp được cấp một dãy mã số bắt đầu là 893… Dựa trên mã số này, tổ chức/doanh nghiệp tạo mã vạch cho từng sản phẩm và in lên sản phẩm. Mã số mã vạch thể hiện được thông tin của doanh nghiệp khi quét mã, hỗ trợ quản lý sản xuất, bán lẻ, lưu kho, xuất nhập khẩu…
Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm hiện nay
Trong quá trình đăng ký mã vạch, doanh nghiệp sẽ phải nộp chi phí đăng ký mã vạch và phí duy trì hằng năm. Khoản phí này được nộp cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 02/10/2002 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch. Vậy, đăng ký mã vạch hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC thì từ ngày 01/01/2017 mức thu chi phí đăng ký mã vạch như sau:
Đối với mức thu phí cấp, hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1là: 1 triệu đồng/mã
– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) là: 300 nghìn đồng
– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8(GTIN-8) là: 300 nghìn đồng.
Đối với mức thu phí đăng ký sử dụng là số vạch nước ngoài
Hồ sơ từ 50 mã sản phầm trở xuống: 500 nghìn đồng/1 hồ sơ
Hồ sơ trên 50 mã sản phầm: 10 nghìn đồng/mã
Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hằng năm
– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:
+ Loại 10 số (doanh nghiệp sử dụng7 100 số vật phẩm): 500 nghìn đồng/năm
+ Loại 9 số (doanh nghiệp sử dụng 1 000 số vật phẩm): 800 nghìn đồng/năm
+ Loại 8 số (doanh nghiệp sử dụng 10 000 số vật phẩm): 1 triệu 500 nghìn đồng/năm
+ Loại 7 số (doanh nghiệp sử dụng 100 000 số vật phẩm): 2 triệu đồng/năm
– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu: 200 nghìn đồng.
– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu có 8 chữ số EAN-8: 200 nghìn đồng.
Nếu cá nhân,tổ chức mà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch từ sau ngày 30/6 thì chỉ nộp 50% mức thu tương ứng duy trì từng loại mã số mã vạch.
Ngoài ra, trên thực tế nhiều khách hàng tìm đến các đơn vị về dịch vụ đăng ký mã vạch. Theo đó, ở trên về lệ phí chúng tôi đã nêu trên đây chỉ là căn cứ để các đơn vị cung cấp dịch vụ đưa ra mức giá phù hợp từng dịch vụ riêng, do vậy vẫn mỗi đơn vị sẽ có mức thu phí khác nhau.
Hình thức nộp chi phí đăng ký mã vạch
Doanh nghiệp có thể đóng chi phí đăng ký mã vạch theo hai hình thức:
+ Nộp trực tiếp tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Địa chỉ số 8 Hoàng Quốc Việt, Câu Giấy, Hà Nội)
+ Chuyển khoản ngân hàng: Agribank chi nhánh Cầu Giấy qua số tài khoản: 1507201067262
Lưu ý rằng:
– Khi chuyển khoản doanh nghiệp ghi rõ tên doanh nghiệp, loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.
– Đối với phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch biết.
– Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục để thay đổi.
– Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch.
Hướng dân đăng ký mã vạch sản phẩm online
Việc đăng ký mã vạch sản phẩm online là một hình thức mà nhiều cơ quan cũng như khách hàng muốn hướng tới, theo đó các thức này cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền và chủ thể đăng ký tiết kiệm được thời gian, chi phí,…
Theo đó, để đăng ký mã vạch sản phẩm online quý vị có thể tham khảo nội dung sau đây mà chúng tôi giới thiệu:
Bước 1: Truy cập vào website của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo đường link:
Vnpc.gs1.org.vn
Bước 2: Hệ thống hiện ra trang web của Bộ khoa học và công nghệ – Tổng Cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng.
Bên phía góc phải của màn hình máy tính/điện thoại sẽ có phần đăng nhập. Theo đó, quý vị cần nhập tên người dùng là doanh nghiệp/Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng/doanh nghiệp khai thác; Tên đăng nhập hay tên tài khoản; Mã địa điểm toàn cầu và mật khẩu để đăng nhập.
Tiếp đó, nhấp chuột vào tích ô “ tôi không phải là người máy và nhấn chuột vào ô “ đăng nhập”
Nếu khách hàng chưa có tài khoản thì cần thực hiện việc đăng ký tài khoản.
Bước 3: Thực hiện đăng ký mục hồ sơ thực hiện
– Tạo hồ sơ doanh nghiệp, quý vị cần nhập các thông tin bao gồm: thông tin doanh nghiệp, thông tin người đại diện, thông tin liên hệ, thông tin của người nộp hồ sơ
– Sau đó cần tạo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
– Thanh toán phí: qúy vị lựa chọn tiếp về hình thức thanh toán là online hoặc offline
Bước 4: Thực hiện cấp mã vạch
Hệ thống trang web sẽ hiển thị thông tin mã được cấp, thông tin yêu càu chủ thể nọp bản cứng
Bước 5: Nộp hồ sơ bằng bản cứng tới cơ quan
Lưu ý: khi thực hiện nộp hồ sơ cần có các tài liệu được đính kèm, đồng thời khi nộp hồ sơ đính kèm theo thì vẫn cần nộp bản cứng thông qua đường bưu điện hoặc chủ thể nộp trực tiếp, bao gồm:
– 2 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch hoàn chỉnh về nội dung điền kèm đóng dấu và chữ ký từ thủ trưởng
– 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập. Trong đó kèm bản gốc để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu.
– 2 bản của bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo quy định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ thương hiệu giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Muốn có mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký barcode sản phẩm trực tiếp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam). Bởi vì tại Việt Nam thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chính là đơn vị quản lý, cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp đăng ký mã vạch đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Việc đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền không chỉ đơn thuần để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (MSMV). Bên cạnh đó, khi sản phẩm, hàng hóa có mã số mã vạch sẽ giúp việc quản lý dễ dàng tiện lợi hơn. Đồng thời, dựa vào mã số mã vạch giúp cho sản phẩm có thể được phép xuất nhập khẩu, hay phân phối vào hệ thống cửa hàng, đại lý, siêu thị….
Theo quy định, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV là 03 năm kể từ ngày cấp, sau khi kết thúc 03 năm này doanh nghiệp phải thực thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm
Vậy nên, nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ, cũng như tốn kém nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm để hỗ trợ xử lý nhanh chóng hơn.