Công trình hạ tầng kỹ thuật là những công trình được Nhà nước xây dựng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân như: đường xá, trường học, cơ sở ý tế hay hệ thống điện… Vậy nên việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật rất được Nhà nước trú trọng không chỉ về chất lượng của các công trình mà về vấn đề đảm bảo các quyền lợi cho chủ đầu tư khi tham gia xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng được đề cao thông qua việc nhà nước quy định chủ đầu tư khi xây dựng các công trình này phải mua bảo hiểm cho công trình này. Vậy ” Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật” là bao nhiêu?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?
Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác… Ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi thông dụng là cơ sở hạ tầng hoặc tên gọi dân dã là điện, đường, trường, trạm. Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công.
Công trình hạ tầng kỹ thuật là bao gồm tất cả những cơ sở hạ tầng được dựng nên, tạo ra nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân.
Điện ở đây chính là điện để thắp sáng, là điện mà chúng ta vẫn sử dụng để sinh hoạt hàng ngày. Đường là hệ thống cầu, đường, bao hàm luôn những con đường quen thuộc mà ta vẫn đi qua đi lại hàng ngày. Trường là các trường học công lập, dân lập từ mầm non tới đại học trên cả nước. Trạm là trạm y tế, trạm xá ở phường xã cho đến bệnh viện thành phố, bệnh viện tỉnh. Đó chính là những thứ ta vẫn gộp chung lại gọi là cơ sở hạ tầng.
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì?
Thông thường, ở hầu hết các nước trên thế giới, công trình hạ tầng kỹ thuật hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh. Tại Việt Nam, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm một vài hệ thống cơ bản sau đây:
- Hệ thống đèn điện chiếu sáng, sinh hoạt đủ đầy từ đất liền tới biển đảo.
- Hệ thống xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Hệ thống phân phối khí đốt
- Hệ thống đường xá, cầu cống, giao thông công cộng
- Hệ thống lọc, phân phối nước sinh hoạt tới từng hộ dân.
- Hệ thống đường sá, bao gồm cả đường thu phí
- Hệ thống thông tin liên lạc như truyền hình cáp, điện thoại, mạng internet phủ sóng,…
Hiện nay, các hệ thống trên ở Việt Nam đang ngày được cải thiện và từng bước hoàn thiện. Khi quy hoạch và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, Nhà nước sẽ phân chia ra làm hai loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật
Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau:
Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trong đó Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được ghi rõ trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
Tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát.
Bảo hiểm công trình là một phần chi phí thuộc tổng mức đầu tư của dự án, nhằm mục đích đề phòng nếu xảy ra rủi ro trong quá trình xây dựng để khắc phục hậu quả. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm công trình xây dựng là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua trong quá trình thi công công trình. Các công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình gồm:
– Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng
– Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
– Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan
Như vậy, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu bảo hiểm công trình đã được phê duyệt, tức là công trình thuộc bên bạn thuộc công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình nên bắt buộc phải thực hiện. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất:
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
– Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
– Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
– Tổn thất mang tính thảm họa;
– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng
Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định rõ về bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng. Theo đó, đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo quy định trên là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau:
Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Theo Thông tư, khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
Đối với bên mua bảo hiểm: Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó…
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại; hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm. Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
m bài viết:
- Quy định mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như thế nào?
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho doanh nghiệp quy định thế nào?
- Quy định chi tiết về công trình bắt buộc mua bảo hiểm
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đô thị ở nước ta đang ngày một phát triển hơn, nhưng đi kèm theo đó cũng là nỗi lo của những người lãnh đạo đất nước về những hậu quả khó lường. Vì vậy, Nhà nước rất chú trọng đến việc nâng cấp nhanh chóng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực tiếp tới nền sản xuất của cả nước, tới chính miếng cơm manh áo của những người dân Việt.
Tầng kỹ thuật đô thị
Đặc biệt với những thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dân ở khắp nơi trên cả nước đổ về đây để mong tìm được công ăn việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống của bản thân và đôi khi là nuôi sống cả gia đình. Vì vậy, sức ép dân số lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở những nơi này là vô cùng lớn. Hậu quả kéo theo là, các hệ thống đường, cầu, điện, nước luôn trong tình trạng quá tải và xuống cấp. Nguồn cầu quá lớn mà nguồn cung lại chưa đáp ứng đủ.
Chúng ta đồng ý với nhau một sự thực rằng, Chính phủ ta đang rất cố gắng để cải thiện những tình trạng xấu đang diễn ra này. Tuy nhiên, điều đó không phải dễ dàng chút nào, nhất là trong việc đồng bộ hóa hệ thống kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Chúng ta là một đất nước đang phát triển, vẫn còn có quá nhiều mối lo cho người dân.
Muốn đường đẹp, to rộng nhưng kinh phí đâu để làm? Rồi nếu có đường to, đường lớn thì phải quy hoạch lại đô thị thành phố, liệu người dân có chịu rời ngôi nhà họ đang ở để chuyển tới những căn chung cư không? Thực tế rằng, Hà Nội đã xây rất nhiều chung cư rồi, nhưng vẫn chưa đủ vì mật độ dân số ở đây quá lớn.
Hồ sơ năng lực công ty là một bộ tài liệu bao gồm tất cả những thông tin bao quát nhất về công ty, doanh nghiệp như tên, nhân sự, logo biểu tượng, năng lực tài chính,…
Tầng Kỹ Thuật Dưới Nước
Tới hệ thống điện, nước, rác thải cũng gặp những vấn đề tương tự về kinh phí và người dân. Không phủ nhận rằng những hệ thống này vẫn chưa phải quá tốt và còn nhiều điều bị phàn nàn bởi người dân, nhưng cho tới nay hầu hết đã được cải thiện khá lớn rồi. Điện đã được đưa tới những vùng biên giới, biển đảo xa xôi.
Luôn luôn thắp sáng bất kể 4 mùa chứ không bị quá tải thường xuyên như vào những ngày hè nhiều năm trước. Tương tự, tình trạng mất nước không còn xảy ra liên miên, nước sạch sinh hoạt đã nhiều hơn. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải cũng được tăng cường, năng suất và hiệu quả hơn.
Vậy nên, có thể hiện tại đất nước ta chưa phải tốt nhất, chưa phải hoàn hảo nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Nhưng hãy nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy đất nước đã thay đổi như thế nào trong bao năm qua. Việt Nam ngày nay trong mắt bạn bè thế giới là một quốc gia đáng sống.
Tại điều khoản của Luật Xây dựng năm 2014 quy định, có tới 4 loại bảo hiểm trong hoạt động xây dựng gồm:
+, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng và công trình trong thời gian xây dựng;
+, Bảo hiểm các loại vật tư, vật liệu, thiết bị, phương tiện thi công và bảo hiểm cho người lao động;
+, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong các hoạt động xây dựng;
+, Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng với điều kiện chủ thể mua gói hợp đồng trong thời gian xây dựng công trình
Đồng thời, Thông tư 329/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định, chủ đầu tư hoặc chủ thầu phải mua bảo hiểm công trình đối với các trường hợp:
+, Công trình đầu tư xây dựng xây dựng ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng;
+, Công trình đầu tư xây dựng có sự ảnh hưởng lớn đến môi trường và thuộc diện yêu cầu đánh giá tác động môi trường;
+, Công trình đầu tư xây dựng có yêu cầu kỹ thuật đặc thù và phải thi công phức tạp.