Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh theo quy định pháp luật hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?
Quyền của chi nhánh
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thương mại 2005, Chi nhánh của doanh nghiệp có các quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại;
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chi nhánh
Song song với các quyền, thì chi nhánh cũng phải tuân thủ những nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra. Cụ thể tại Điều 20 Luật Thương mại 2005, nghĩa vụ của chi nhánh gồm:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận;
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Tư cách pháp nhân là tư cách của cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc một nhóm người có khả năng tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật mà đáp ứng được các điều kiện về pháp nhân tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015.
Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân, pháp luật Dân sự yêu cầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
- Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo đảm bảo cho tổ chức có khả năng để hoạt động trên thực tế và đảm bảo điều hành nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn vốn góp;
- Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Có thể thấy, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Tương tự, văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.
Tại Điều 84, BLDS 2015 quy định rõ ràng rằng chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân không đầy đủ
Căn cứ quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân và chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Hiển nhiên chi nhánh thực hiện các công việc theo ủy quyền của công ty mẹ, chỉ đáp ứng được điều kiện được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức đầy đủ. Còn về điều kiện có tài sản độc lập thì chi nhánh chưa đáp ứng được, bởi nguồn vốn chi nhánh có được là từ công ty mẹ cung cấp và chịu trách nhiệm về nguồn vốn đó.
Lưu ý thực hiện chức năng ủy quyền, chi nhánh được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp nhưng chỉ trong phạm vi cho phép. Nếu trường hợp không được ủy quyền mà chi nhánh tự ý thực hiện công việc trái pháp luật thì người đứng đầu chi nhánh phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
Mời bạn xem thêm:
- Hộ kinh doanh có được phép mở chi nhánh hay không?
- Hồ sơ cấp phép thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài 2021
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Quy định mới nhất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Chi nhánh thực hiện các công việc theo ủy quyền của công ty mẹ, chỉ đáp ứng được điều kiện được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức đầy đủ. Còn về điều kiện có tài sản độc lập thì chi nhánh chưa đáp ứng được, bởi nguồn vốn chi nhánh có được là từ công ty mẹ cung cấp và chịu trách nhiệm về nguồn vốn đó.