Chào Luật sư, do lần đầu tiên làm làm việc với đối tác là người Việt Nam và hợp đồng thương mại áp dụng hoàn toàn bằng Luật của Việt Nam nên công ty chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề quy định bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại vào trong hợp đồng giao kết làm ăn kinh doanh. Chính vì thế Luật sư có thể cho tôi hỏi chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại Việt Nam được quy định như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại Việt Nam. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại là gì?
Thương mại tuy là chỉ xoay quan các vấn đề giao dịch dân sự phát sinh tuy nhiên lại có những đặt điểm riêng biệt. Chính vì lẽ đó mà các vấn đề phát sinh theo từ thương mại như vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ có những đặt điểm khác biệt cần được pháp luật Việt Nam quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Và để tìm hiểu bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại tại Việt Nam, mời bạn tham khảo quy định sau.
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
Theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
– Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
– Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 quy định về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại như sau:
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại Việt Nam
Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của những người tham gia kinh doanh lỡ không mai gặp thiệt hại trong kinh doanh được đền bù một cách xứng đáng, pháp luật Việt Nam đã cho ban hành các chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại nhằm mục đích tạo cơ sở cho sự bồi thường thiệt hại mỗi khi xảy ra các sự có thương mại phát sinh.
Theo quy định tại Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành như sau:
– Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
– Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 316 Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác như sau:
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Theo quy định tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Có thiệt hại thực tế;
– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Nghĩa vụ của các bên trong bồi thường thiệt hại của Luật thương mại
Trong Luật Thương mại Việt Nam, không phải lúc nào bạn tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng sẽ được phía đối tác còn lại bồi thường ngay mà theo quy định thì bên yêu cầu phải có những nghĩa vụ chứng minh sự tổn thất và phải có những giải pháp hạn chế sự tổn thất tiếp tục lan rộng ra buộc bên còn lại phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả.
Theo quy định tại Điều 304 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nghĩa vụ chứng minh tổn thất như sau:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 305 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất như sau:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Quy định chi tiết về việc bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự
Bên cạnh việc tìm hiểu các quy định về các chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại thì để áp dựng tốt nhất việc bồi thường thiệt hại trong giao dịch dân sự thì bạn cần phải có sự tìm hiểu về các quy định chi tiết về việc bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự tại Việt Nam một cách bao quát để có các góc nhìn toàn cảnh về vấn đề yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại phát sinh.
Theo quy định tại Điều 419 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
– Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
– Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
– Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm như thế nào?
- Năm 2023 quy định đất ao có tách thửa được không?
- Đất 50 năm có tách thửa được không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật thương mại đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại Việt Nam“ Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến chuyển đất ao sang đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
– Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
– Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
– Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.