Hiện nay, xu hướng nghỉ hưu đã có những thay đổi đáng chú ý. Thay vì tiếp tục làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, một số người đã lựa chọn nghỉ việc ngay sau khi đạt đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội quy định để chờ đến tuổi hưởng lương hưu. Sự thay đổi này phần nào là do nhận thức về chất lượng cuộc sống và tầm quan trọng của thời gian cá nhân. Người lao động, đặc biệt là những người đã gắn bó với công việc suốt nhiều năm, có xu hướng muốn tận hưởng thời gian cho bản thân và gia đình sau khi đủ điều kiện nghỉ hưu. Họ muốn dành thời gian cho các hoạt động mà họ yêu thích, như du lịch, học tập, tình nguyện, chăm sóc sức khỏe và thể chất. Vậy chế độ nghỉ việc chờ hưu năm 2023 như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay
Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
Theo quy định tại Điều Bộ luật lao động 2019 và quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật Việt Nam được tính như sau:
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | ||
2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 59 tuổi | ||
2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy định về chế độ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
– Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu thấp nhất | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu thấp nhất |
2021 | 55 tuổi 3 tháng | 2021 | 50 tuổi 4 tháng |
2022 | 55 tuổi 6 tháng | 2022 | 50 tuổi 8 tháng |
2023 | 55 tuổi 9 tháng | 2023 | 51 tuổi |
2024 | 56 tuổi | 2024 | 51 tuổi 4 tháng |
2025 | 56 tuổi 3 tháng | 2025 | 51 tuổi 8 tháng |
2026 | 56 tuổi 6 tháng | 2026 | 52 tuổi |
2027 | 56 tuổi 9 tháng | 2027 | 52 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 57 tuổi | 2028 | 52 tuổi 8 tháng |
2029 | 53 tuổi | ||
2030 | 53 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 53 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 54 tuổi | ||
2033 | 54 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 54 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 55 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy định về chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
– Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thời điểm hưởng lương hưu với bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Mục tiêu của việc thiết lập tuổi nghỉ hưu là đảm bảo sự công bằng, bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cho người lao động sau một thời gian làm việc đáng kính. Tuổi nghỉ hưu cũng tạo điều kiện để các thế hệ trẻ có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động và phát triển nền kinh tế.
Căn cứ theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Chế độ nghỉ việc chờ hưu năm 2023 như thế nào?
Xu hướng nghỉ hưu sớm sau khi đủ điều kiện đóng BHXH đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn tận hưởng cuộc sống và dành thời gian cho những sở thích cá nhân sau khi hoàn thành giai đoạn công việc tích cực của mình. Tuy nhiên, quyết định này cần được đánh giá kỹ lưỡng và có kế hoạch tài chính phù hợp để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong tương lai. Khi nghỉ việc chờ hưu, người lao động được hưởng chế độ sau:
Trợ cấp thôi việc
Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp như: Hết hạn hợp đồng, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật,… thì sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên, trợ cấp này sẽ không được trả cho hai trường hợp sau:
1 – Đủ điều kiện hưởng lương hưu.
2 – Tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng
Trợ cấp thất nghiệp
Người lao động nghỉ việc chờ đủ tuổi hưởng lương hưu còn có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, sau khi nghỉ việc, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
1 – Đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Trừ: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2 – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi nghỉ việc.
3 – Đã nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
4 – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trừ: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học từ đủ 12 tháng trở lên; bị tạm giam; chấp hành phạt tù; định cư nước ngoài; đi xuất khẩu lai động,…
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ việc chờ hưu năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị
– Sổ Bảo hiểm xã hội.
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí…
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Người lao động quá tuổi lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật BHXH 2014 thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khi NLĐ đã đóng đủ 20 năm thăm gia BHXH sẽ không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nữa. Như vậy.
Người lao động cao tuổi khi chưa đóng đủ 20 năm BHXH vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và vẫn sẽ được đóng BHXH theo đúng quy định.
Người lao động khi đã tham gia BHXH 20 năm và đã được nhận lương hưu hàng tháng không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nữa và NSDLĐ sẽ không phải đóng BHXH.
– Lĩnh vực dầu khí:
+ 12 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại VI)
+ 43 nghề, công việc(Điều kiện lao động loại V)
+ 21 nghề, công việc(Điều kiện lao động loại IV).
– Lĩnh vực lưu trữ: 01 công việc (Điều kiện lao động loại IV)
Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản.
– Lĩnh vực giao thông vận tải:
+ 12 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V)
+ 8 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại IV)
– Lĩnh vực hóa chất: 01 công việc (Điều kiện lao động loại V).
– Lĩnh vực Khoa học – Công nghệ:
+ 2 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại VI)
+ 19 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V).
+ 02 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại IV).
– Lĩnh vực Thể dục – thể thao:
+ 03 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại VI)
+ 04 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V)
+ 03 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V).
– Lĩnh vực khai khoáng:
+ 02 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V)
+ 06 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại IV).
– Lĩnh vực Tài nguyên – môi trường:
+ 02 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại VI)
+ 12 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại V)
+ 10 nghề, công việc (Điều kiện lao động loại IV).
Ngoài ra, trước khi ban hành Thông tư 15 thì Bộ LĐ-TB&XH cũng ban hành các văn bản sau đây về các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại V, VI):