Quân nhân là những người đang phục vụ trong quân đội thuộc khối ngành lực lượng vũ trang bao gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,…Đây là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và các nhiệm vụ khác của quân đội. Cũng như các ngành, nghề khác, quân nhân cũng được hưởng các chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, nghỉ lễ tết tuy nhiên do đặc thù và tính chất công việc mà chế độ nghỉ của quân nhân sẽ tuân theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng. Vậy quân nhân có những chế độ nghỉ nào? Chế độ nghỉ phép của quân nhân khi vợ đẻ được quy định ra sao?
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 113/2016/TT-BQP
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Thông tư 109/2021/TT-BQP
Nội dung tư vấn
Chế độ nghỉ phép của quân nhân khi vợ đẻ theo quy định hiện nay
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP, các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
- Nghỉ hằng tuần;
- Nghỉ phép hằng năm;
- Nghỉ phép đặc biệt;
- Nghỉ ngày lễ, tết;
- Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
- Nghỉ chuẩn bị hưu;
- Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Điều 30 và Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định đối với nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thuộc đối tượng đang đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con.
Thời gian nghỉ phép của quân nhân khi vợ sinh con được quy định như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Lưu ý:
Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ bao gồm thời gian còn lại của trước và sau khi sinh con là 06 tháng hoặc thời gian còn lại nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi conđược nghỉ thêm 01 tháng.Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trong trường hợp này nếu người cha trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.
Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với tất cả các trường hợp nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Quân nhân không được nghỉ phép khi vợ sinh con trong trường hợp nào?
Theo Điều 38 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như sau:
“1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
2. Khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị”.
Theo đó, nếu trong trường hợp có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi thì quân nhân sẽ không được hưởng chế độ nghỉ phép khi vợ sinh con.
Chế độ nghỉ phép hàng năm của quân nhân được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP quy định quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
+ 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
+ 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
– Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội.
– Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp:
- Nghỉ phép năm;
- Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm;
- Nghỉ phép đặc biệt.
Chỉ huy từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, lập kế hoạch nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị. Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ phép với cơ quan, tổ chức, đơn vị để được giải quyết nghỉ theo chế độ quy định.
Trong thời gian nghỉ phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ nghỉ phép của quân nhân khi vợ đẻ chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Vấn đề “Chế độ nghỉ phép của quân nhân khi vợ đẻ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Bộ đội ra quân được bao nhiêu tiền?
- Mẫu Bản Cam kết nghỉ phép của Bộ đội mới
- Chế độ trợ cấp cho bộ đội xuất ngũ như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP, quy định quân nhân được nghỉ phép đặc biệt trong trường hợp bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 109/2021TT-BQP thì hằng tuần, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Theo đó, quân nhân có thể về thăm vợ vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần sau khi hết thời gian hưởng chế độ nghỉ phép khi vợ sinh con. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc mà người đó đang đảm nhiệm cũng như quy định riêng của mỗi đơn vị quân đội.