Pháp luật nước ta có quy định những chính sách hỗ trợ nhất định đối với thương binh liệt sĩ là những người đã có công với cách mạng như một phần hỗ trợ an ủi đối với người thân liệt sĩ đó. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ? Hồ sơ phải chuẩn bị và thủ tục sử dụng tiền mai táng phí liệt sĩ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết về quy định này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 75/2021/NĐ-CP
- Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14
Chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ năm 2022
Đối tượng được hưởng
Căn cứ Điều 14 và Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân liệt sỹ là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
- Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
- Làm nghĩa vụ quốc tế;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp, bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
- Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;
- Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;
- Mất tích trong trường hợp trên và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiếu hồi, đào ngũ.
Theo khoản 12 Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng thì trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng sau đây đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
- Vợ hoặc chồng liệt sỹ.
Trừ trường hợp sau: Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
- Trợ cấp tuất hàng tháng;
- Bảo hiểm y tế.
Mức hưởng mai táng phí
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định: Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.
Bên cạnh đó, trợ cấp mai táng trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 được quy định tại khoản 2 Điều 66 và khoản 2 Điều 80 như sau: Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Theo đó, mức mai táng phí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà liệt sỹ. Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng nên mức mai táng phí mà người tổ chức mai táng được nhận là 14.900.000 đồng.
Cùng với đó thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ
Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu số 12-TT1 của sở Lao động-TB&XH);
- Giấy chứng tử do ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
- Phiếu báo giảm do ủy ban nhân dân cấp xã lập (theo Mẫu sở Lao động-TB&XH);
- Sổ lĩnh tiền hàng tháng của đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (bản gốc);
- Bản gốc thẻ Bảo hiểm Y tế;
Đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần, tùy theo từng trường hợp mà kèm theo một trong các bản sao giấy tờ sau đây:
- Quyết định trợ cấp 1 lần tù đày tra tấn hoặc kỷ niệm chương;
- Quyết định trợ cấp 1 lần hoặc Huân, Huy chương kháng chiến (đối với người có công giúp đỡ cách mạng và người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần, không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội);
- Giấy ủy quyền (nếu đối tượng đã từ trần có nhiều thân nhân).
Thủ tục hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ
Để được hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công chức cấp xã tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ nhận mai táng phí theo hướng dẫn.
Bước 2: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ nhận mai táng phí. Trong trường hợp hồ sơ nhận mai táng phí chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì cần thông báo cho người nộp hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Công chức chuyên môn tiến hành thẩm tra hồ sơ nhận mai táng phí theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng ký xác nhận, sau đó trình lên Sở Lao động thương binh và xã hội để giải quyết;
Bước 4: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trả kết quả đã giải quyết cho công chức cấp xã.
Mời bạn xem thêm:
- Chế độ hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sỹ như thế nào?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
- Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người thân nhân viên theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ năm 2022” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”
Theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bao gồm các đối tượng sau: cha mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con cái của liệt sĩ dưới 18 tuổi; trường hợp con cái của liệt sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải đang còn đi học hoặc bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.
Trong đó, căn cứ theo Điều 20 Nghị định 31 và Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 58/2019/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của các đối tượng này được quy định cụ thể như sau:
Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 1 liệt sĩ thì có mức hưởng là 1,624 triệu đồng/tháng.
Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 2 liệt sĩ thì có mức hưởng là 3,248 triệu đồng/tháng.
Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên thì có mức hưởng là 4,872 triệu đồng/tháng.
Chế độ trợ cấp tiền tuất cho vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác thì có mức hưởng là 1,624 triệu đồng/tháng.
Đối với cha mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng của liệt sĩ; Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; Con cái của liệt sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa; Con cái của liệt sĩ dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ mà đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng với mức hưởng là 1,299 triệu đồng/tháng.
Đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, thì theo quy định của pháp luật người tổ chức mai táng cho thân nhân liệt sĩ được nhận mai táng phí và đại diện thân nhân liệt sĩ chết được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi.