Những quy định về chế độ kế toán được đặt ra để nhằm hướng dẫn về kế toán bao gồm các nội dung về hạch toán, các biểu mẫu được sử dụng theo quy định trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế toán quản lý. Việc áp dụng chế độ kế toán sẽ được thực hiện trong Báo cáo tài chính. Hiện nay, tùy từng lĩnh vực cụ thể mà quy định về chế độ kế toán sẽ được áp dụng khác nhau đối với các doanh nghiệp, ngân hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy chế độ kế toán hiện nay được áp dụng cho những đối tượng nào theo quy định của pháp luật? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào đối với chế độ kế toán đơn giản? Đối tượng của kế toán bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chế độ kế toán đơn giản là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật kế toán năm 2015 quy định về chế độ kế toán như sau:
“2. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.”
– Nhiệm vụ của kế toán sẽ bao gồm các công việc sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
– Hiện nay, có 5 chế độ kế toán được áp dụng tùy theo doanh nghiệp, ngành nghề:
- Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC
- Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC
- Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC
Theo các văn bản pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán hiện nay thì chế độ kế toán đơn giản sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nghiệp siêu nhỏ. Cụ thể như sau:
- Các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không vượt quá 10 người và tổng doanh thu của một năm không quá 3 tỷ vnđ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ vnđ.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không vượt quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ vnđ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực đặc thù chẳng hạn như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù.
Các đối tượng kế toán theo quy định hiện nay
Căn cứ theo Điều 8 Luật kế toán năm 2015, đối tượng kế toán bao gồm các đối tượng sau:
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ công;
- Tài sản công;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
- Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Các đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán doanh nghiệp
Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác.
- Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.
Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Lựa chọn đơn vi tiền tệ trong kế toán
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán doanh nghiệp được quy định như sau:
– Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
- Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
- Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
– Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
- Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ kế toán đơn giản là gì chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật kế toán Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ kế toán đơn giản là gì”, Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn khởi kiện ly hôn đơn phương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán là gì?
- Có được tiêu hủy tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ không?
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.
Căn cứ theo khoản 3 ĐIều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì theo đó, nếu trong trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn được áp dụng chế độ kế toán này này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.