Chắc hẳn các bạn độc giả đã không ít lần nghe đến thuật ngữ chế định thừa kế trong những cuộc trò chuyện. Thế nhưng nhiều người vẫn không nắm rõ được khái niệm của chế định thừa kế. Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào? Các dạng phân chia tài sản thừa kế được quy định ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được tư vấn cụ thể nhất.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Những quy định về chế định thừa kế trong pháp luật
Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 gồm có hai trường hợp: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc phân chia di sản như thế nào được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, điều này đã được thể hiện tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Mặc dù việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, tuy nhiên có những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, được quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Từ quy định trên có thể thấy rằng, đối với trường hợp con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng dù người để lại di chúc không để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Sở dĩ pháp luật làm như vậy là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015).
Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin gia nhập hội cựu chiến binh mới 2022
- Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ như thế nào?
- Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì nhanh
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thông báo giải thể công ty cổ phần, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài từ đó cũng được đặt ra.
Trường hợp này người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc. Hay nói cách khách người thừa kế phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Người thùa kế có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Như vậy người thừa kế muốn cho cháu thì trước tiên phải nhận di sản thừa kế. Nếu là bất động sản hay tài sản phải đăng kí người thừa kế phải làm thủ tục sang tên (căn cứ vào di chúc) rồi mới có thể làm thủ tục tặng cho cháu bằng văn bản và được công chứng.