Ở một số địa phương, việc chăn thả gia súc ở nhưng nơi công cộng xảy ra rất phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều tới những người xung quanh, ảnh hưởng từ môi trường cho đến sức khỏa và tính mạng. Vì vậy, chính quyền các địa phương đang cố gắng hạn chế vấn đề chăn thả gia súc không đúng nơi quy định này. Nhiều trường hợp chăn thả gia súc không đúng nơi quy định đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy, Chăn thả gia súc không đúng nơi quy định xử lý thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Gia súc được hiểu như thế nào?
Hiện nay, các văn bản pháp luật cấp trung ương chỉ quy định chung về gia súc, gia cầm mà không có một định nghĩa cụ thể. Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT có liệt kê một số loại gia súc, trong đó có chó, mèo:
“PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
I. ĐỘNG VẬT
1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.“
Quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc
Các hộ gia đình, cá nhân cần biết một số quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc để thực hiện đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi cũng như người sản xuất các cây trồng như sau:
Chủ nuôi gia súc:
- Không thả rông gia súc nơi công cộng.
- Không để gia súc phóng uế nơi công cộng; để gia súc phóng uế trên các trục đường thôn, xóm gây mất vệ sinh công cộng.
- Không để gia súc gây thiệt hại tài sản người khác.
- Không thả gia súc trong rừng trồng dặm cây non.
- Thực hiện chăn nuôi, chăm sóc gia súc đảm bảo theo các quy định hiện hành của Pháp luật nhất là đảm bảo về chuồng trại, tiêm phòng vắc xin….
- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát gia súc, tránh tình trạng thả rông gây thiệt hại về người, tài sản…. và gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng các công trình công cộng.
- Chủ chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra cho người khác theo quy định tại điều 603 Bộ luật dân sự 2015.
Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng:
- Trước hết các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia sản xuất phải chủ động bảo vệ các tài sản do mình sản xuất.
- Phải báo cho thôn trưởng hoặc Tổ tự quản nơi mình cư trú khi phát hiện gia súc gây hại làm thiệt hại đến tài sản của mình, xác định mức độ thiệt hại ban đầu để có cơ sở khi xem xét giải quyết.
- Chủ động bảo vệ hiện trường, bắt giữ, trông coi gia súc khi có thể, không được có hành vi gây tổn hại đối với gia súc.
Biện pháp xử lý: Chủ nuôi gia súc và hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng vi phạm các hành vi quy định sau thì bị xử phạt theo Luật và các Nghị định có liên quan.
Chăn thả gia súc không đúng nơi quy định xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.“
Như vậy, đối với trường hợp chăn nuôi trâu, bò thả rông gây thiệt hại cho người khác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này.
Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì nuôi gia súc trong chung cư thì sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.“
Như vậy, khi nuôi gia súc ở khu chung cư sẽ bị xử phạt lên đến 500.000 đồng. Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chăn thả gia súc không đúng nơi quy định xử lý thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến cấp bản sao trích lục kết hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý thế nào?
- Những điều người chăn nuôi thông minh cần nắm rõ khi Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực
Câu hỏi thường gặp
Chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thẩm quyền xử phạt trong thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 35/2019/NĐ-CP bao gồm:
– Kiểm lâm.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.
– Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp
– Bộ đội biên phòng.
– Công an nhân dân
Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để gia súc gây hại về người, tài sản và gây ô nhiễm môi trường không tuân thủ các quy định về xử phạt sẽ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 86 của Luật xử lý vi phạm hành chính.